bản thân mình một cơ hội để thích ứng với huống cảnh mới. Sau đó
hãy hướng vào sự sáng tạo của bạn và xem những ý tưởng nào sẽ xuất
hiện. Làm như vậy vài lần, và nó sẽ bắt đầu trở thành bản năng thứ
hai. Bạn sẽ ngạc nhiên trước tài khéo của mình; bạn sẽ hài lòng với
thành công của mình.
Bạn tiếp cận một tình huống quá sức mình như thế nào theo cách khiến nó
hiệu quả với bạn? Đây là vài mẹo:
Hãy nhớ rằng bạn đã ở tình huống này trước đó. Ở vài điểm, bạn phải
vượt qua những tình huống khó khăn và tìm cách biến nó thành lợi thế cho
mình – mọi người đều phải vậy. Đừng coi nhẹ những trải nghiệm. Truyền
cho chính mình những câu chuyện thành công của riêng bạn.
Thay đổi nhận thức. Hãy tìm một cách thức nhìn nhận khác đối với tình
). Đó có thể không phải là điều bạn
mong muốn hoặc trông đợi, nhưng đừng kẹt ở đó. Hãy tìm một khía cạnh
mà bạn có thể làm được gì đó với nó. Chắc hẳn nó đang ở ngay trước mặt
bạn đấy; bạn chỉ việc nhận ra nó mà thôi.
Hãy linh hoạt. Khảo sát tình huống và xác định điều gì bạn có thể kiểm
soát được. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác kiểm soát được (thậm chí
theo những cách nhỏ nhất) đem lại sự lạc quan – một nhân tố chủ chốt để
ngăn chặn thành công nguy cơ thụt lùi.
Rút ra bài học. Chuyển một trải nghiệm khó khăn thành sự trưởng thành
cá nhân. Bạn không thể thay đổi được điều đã xảy ra, nhưng bạn luôn có
thể học được điều gì từ đó… điều này giúp xây dựng sự lạc quan. Và như
một người bạn của chúng tôi thường nói, “Bạn có thể tự tin từ bỏ tình
huống này, biết rằng bạn sẽ đưa ra một quyết định thông minh hơn, đầy đủ
thông tin hơn trong tương lai.”