kiện” chưa được chứng minh và nằm lòng câu hỏi đơn giản, “Bằng
chứng đâu?”
Tiêu chuẩn để chứng minh bất cứ điều gì là “phương thức khoa học”. Nếu
bạn chú tâm trong các tiết học khoa học, bạn hẳn nhớ lại những bước đơn
giản mà một nhà khoa học, nhà phát minh, đầu bếp – và nhiều người khác
nữa – sử dụng để thiết lập đâu là sự thật về thế giới vật chất. Đây là một
phiên bản được đơn giản hóa:
1. Xác định vấn đề. Bạn muốn biết điều gì?
2. Học nhiều hết mức có thể về chủ đề.
3. Đưa ra một giả thuyết. Thực hiện một dự đoán có tính nghiên cứu về
điều bạn sẽ khám phá.
4. Tiến hành một thử nghiệm có thể cho bạn biết liệu giả thuyết của bạn có
đúng hay không. (Hoặc chỉ có vẻ như là, chứ không phải đúng.)
5. Phân tích dữ liệu từ thử nghiệm.
6. Đưa ra kết luận.
Nghe thật đơn giản phải không? Đúng vậy. Chúng ta thường làm điều này
một cách bản năng, không coi nó là một phương pháp chính thức, nhưng nó
thực sự là một trong những thành tựu vĩ đại của loài người. Nó không được
phát hiện ra tới tận những năm 1600 khi các nhà khoa học (khi đó được gọi
là các nhà khoa học tự nhiên) chấp nhận ý tưởng rằng chúng ta có thể
nghiên cứu về thế giới qua quan sát và thử nghiệm. Kết quả là mang đến tất
cả những gì quanh ta: xe hơi, máy tính, dược phẩm, v.v... Thế giới hiện đại
không thể tồn tại mà không có phương pháp khoa học, bởi nó hiệu quả.