Các nhà nghiên cứu tin rằng loài người được lập trình để tìm kiếm sự trả
thù như một cách để tuân thủ sự hợp tác xã hội. Họ phát hiện ra rằng chúng
ta trải nghiệm sự trả thù (hoặc ít nhất cũng là những ý nghĩ về nó) trong
trung tâm tưởng thưởng của não bộ – vì vậy, theo nghĩa đen sự trả thù
chính là một niềm vui sướng để nghiền ngẫm. Nhưng nó không tốt như
mong muốn. Các chuyên gia đề xuất rằng việc thực hiện những bước sau sẽ
tránh được việc chìm sâu vào việc tìm kiếm việc trả thù.
Chấp nhận. Khát khao trả thù giống như một lời hiệu triệu hành động,
nhưng thực tế, không có mối tương quan giữa việc cảm thấy nó và nhu cầu
cần làm điều gì đó cho nó. Bạn cảm thấy nhu cầu ấy bởi bạn là con người.
Việc bạn cần làm là không phản hồi lại nó. Hãy để cảm giác ấy trôi qua nếu
có thể.
Ngừng lại. Cho bản thân thời gian để xử lý trải nghiệm. Kiềm chế đưa ra
bất cứ quyết định nào cho tới khi bạn trở nên bình tĩnh và có thể suy nghĩ
thông suốt. Các nghiên cứu đề xuất rằng việc lựa chọn không hành động là
một cách truyền tải cho chính bạn rằng vấn đề không quan trọng, việc này
khiến bạn dễ dàng bỏ qua nó.
Tìm ra điều bạn thực sự cần. Khát khao trả thù xuất phát từ cảm giác bị
xúc phạm. Điều bạn có thể cần trong tình huống này là xác minh chứ không
phải là trả đũa – khôi phục lại lòng tự tôn và thừa nhận rằng bạn đã bị đối
xử tệ hại. Có những cách khác để khôi phục lòng tự tôn bên cạnh việc trả
đũa. Ví dụ, đầu tư “năng lượng trả thù” vào việc nỗ lực hướng tới những
mục tiêu cá nhân, tập trung vào bản thân chứ không phải “kẻ thù”.