phòng và quan sát trên máy quay để xem bọn trẻ làm gì. Không có gì ngạc
nhiên khi nhiều đứa trẻ ăn luôn phần kẹo khi ông rời khỏi phòng. Những
đứa khác cố chờ đợi… và thất bại. Nhưng khoảng một phần ba đứa trẻ cố
gắng đợi đến 15 phút mà không ăn kẹo dẻo.
Trong 15 năm tiếp theo, nhóm nghiên cứu của trường Stanford theo dõi
những đứa trẻ để xem liệu có tương quan gì giữa khả năng trì hoãn sự hài
lòng với thành công trong cuộc đời của chúng không. Và câu trả lời gây
ngạc nhiên cho chính họ: Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ có thể trì hoãn
sự thỏa mãn đáng tin cậy hơn, chủ động hơn, học hành tốt hơn ở trường,
tìm được công việc tốt hơn với mức lương cao hơn. Chúng cũng có khả
năng tập trung và xử lý căng thẳng tốt hơn, đồng thời ít có nguy cơ béo phì,
nghiện rượu và chất kích thích hơn. Nghiên cứu cuối cùng, vào năm 2011,
cho thấy những phẩm chất này vẫn giữ nguyên với các cá nhân suốt cuộc
đời.
Nghiên cứu khi đó đã chỉ ra rằng khả năng trì hoãn sự thỏa mãn không phải
là bẩm sinh, vì các nghiên cứu viên ban đầu tin tưởng là nó có thể được dạy
dỗ. Đây là ba đề xuất:
Tiến sĩ Mischel tin rằng điều mấu chốt là thay thế hình ảnh "sự thỏa mãn
tức thời” đầy hấp dẫn bằng một hình ảnh kém hấp dẫn hơn. Ví dụ, thay thế
hình ảnh tưởng tượng về khoai tây chiên giòn bằng một đĩa cà rốt, hoặc
một người bị đau tim vì ăn quá nhiều khoai tây chiên. Hoặc chỉ cần tưởng
tượng rằng nhà hàng hết khoai tây chiên rồi.
Trau dồi khả năng mường tượng về tương lai và những hành động của bạn
sẽ ảnh hưởng tới tương lai đó như thế nào. Một nghiên cứu tại Đại học
Washington cho thấy não bộ của những người trì hoãn sự thỏa mãn sáng
lên ở vùng vỏ não trước trán, vùng giúp chúng ta nghĩ về tương lai.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rochester phát hiện ra rằng trẻ em sống
trong một môi trường mà chúng nhận được những gì đã hứa thường sẵn
sàng chờ đợi hơn với phần thưởng trong tương lai. Bạn có thể gây dựng
niềm tin đó với chính mình: Đặt ra những nhiệm vụ nhỏ dễ dàng đạt được,