“Nếu cháu không phiền vì câu hỏi của ta, ta muốn biết tại sao cháu
không chọn tờ 5 đô la vậy chàng trai?”
Thằng bé liếm cây kem ốc quế rồi trả lời, “Vì nếu cháu chọn
tờ 5 đô la hôm nay thì trò đấy sẽ chấm dứt luôn ạ.”
Đó là một thế lưỡng nan suốt đời: Chúng ta nên hài lòng tức thời hay
thỏa mãn dài lâu? Chúng ta nên gọi món thịt lợn băm pho mát hay
salad? Ra ngoài với bạn bè hay ở nhà và học bài?
Nhung có nhiều điều để suy xét hơn ở đây chứ không chỉ là ăn cái gì
hay liệu có ra ngoài tiệc tùng không. Hóa ra có những lợi ích nhất định
để học cách chờ đợi, và nuôi dưỡng sự thỏa mãn bị trì hoãn thực sự là
cơ hội để phát triển một kỹ năng sống có thể ảnh hưởng đến toàn bộ
sự tồn tại của bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn không bao giờ nên
thỏa mãn tức thời. Nhưng nếu bạn muốn có nhiều hơn trong cuộc
sống, ở vài thời điểm, bạn cần học cách tập trung và giữ kỷ luật – thay
vì vồ ngay lấy tờ 5 đô la.
Có rất nhiều điều chúng ta biết về lợi ích của sự thỏa mãn bị trì hoãn nhờ
thử nghiệm kẹo dẻo của Đại học Stanford. Năm 1960, tiến sĩ Walter
Mischel của Đại học Stanford tạo ra một thử nghiệm trong đó ông đưa một
nhóm trẻ từ 4 đến 6 tuổi vào một căn phòng cùng lúc, và đặt một phần
thưởng kẹo – kẹo dẻo, bánh quy, hoặc socola hạnh nhân – lên trên bàn
trước mặt lũ trẻ. Mỗi đứa trẻ đều được nói rằng chúng có thể ăn ngay phần
thưởng này, hoặc đợi 15 phút để được ăn hai phần. Rồi giáo sư rời khỏi