Thỉnh thoảng chúng ta cộng 2 với 2 bằng 5. Đó là lý do tại sao thật tốt
khi nhớ câu nói này: Sự tương quan không hàm chỉ quan hệ nhân quả.
Điều đó có nghĩa là cho dù hai việc xảy ra đồng thời, chúng ta không
nên giả định rằng cái này gây ra cái kia. Thực tế, chúng có thể chẳng
liên quan gì tối nhau. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng như câu
chuyện trên minh họa, mọi người thường liên hệ các sự kiện theo
những cách khó hiểu. Ví dụ, nếu đội yêu thích của bạn thắng trong khi
bạn đang mặc chiếc áo màu xanh lá cây may mắn của mình, liệu cái áo
của bạn có phải là nhân tố thúc đẩy không? (Một số người thực sự sẽ
nói có đấy.)
Não bộ của con người được tạo ra để tìm kiếm những hình mẫu trong
môi trường của chúng ta, đặc biệt đối với những sự kiện có vẻ biểu thị
cho nguyên nhân và kết quả. Sau rốt, sự tồn tại của chúng ta như một
giống loài dựa vào khả năng tính toán rằng việc ăn một số loại cây
nhất định sẽ giết chúng ta, hay việc thò tay vào lửa sẽ bị bỏng.
Hầu hết thời gian chúng ta thấy điều này là đúng, nhưng thỉnh thoảng
chúng ta thấy những hình mẫu mà chúng không thực sự tồn tại. Vì vậy
chúng ta cần phải cảnh giác với những lập luận sai lầm của bản thân
và của những người khác – ngay cả khi nó có vẻ hợp lý đến hoàn hảo
đi nữa. Tin tưởng vào một chiếc áo may mắn sẽ không làm bạn bị tổn
hại, nhưng khi bạn đưa ra những quyết định về các mối quan hệ, sức
khỏe hoặc kinh doanh dựa trên logic phi lý, kết quả có thể tai hại.
Đây là ba yếu tố mà mọi người hiểu nhầm là quan hệ nhân quả:
Sự ngẫu nhiên
Ví dụ: Bạn nhận thấy rằng bất cứ khi nào trăng tròn là giá một loại cổ phiếu
nhất định lại tăng lên. Vì vậy, bạn tính toán việc đầu tư của mình để trùng