Vâng, đây là câu chuyện cười kinh điển. Nhưng tất cả chúng ta đều
dùng nó: Chúng ta thường đưa ra kết luận cuối cùng (“Thật may là
chúng ta đã không giẫm vào nó.”) khi chúng ta nhận ra cần phải tránh
điều gì đó, nhưng thực tế chúng ta đã làm cho nó tồi tệ hơn. Câu
chuyện này nhắc nhở chúng ta rằng thỉnh thoảng nhận lấy rủi ro và
đương đầu với hậu quả còn thông minh hơn là né tránh điều gì đó thực
chất ban đầu không đe dọa nhiều lắm. Nói cách khác, giẫm phải cứt
chẳng có gì vui nhưng vẫn tốt hơn là ăn nó.
Làm thế nào bạn phân biệt được khi nào việc đón nhận rủi ro là hợp lý và
khi nào là ngớ ngẩn? Đây là ba câu hỏi cần đặt ra khi bạn làm một “phân
tích rủi ro cá nhân”.
Việc đó có khả năng sẽ dẫn đến sai trái hay không? Theo Thuyết Triển
vọng (Prospect Theory) đã được thừa nhận rộng rãi, khi phân tích rủi ro,
chúng ta có xu hướng tập trung vào những thiệt hại tiềm ẩn hơn là lợi ích
tiềm năng. Tiên đoán thiệt hại kích hoạt phản ứng chiến-hay-chạy trong hệ
thần kinh chúng ta: tim đập nhanh hơn và giải phóng nhiều cortisol hơn,
điều này khiến ta khó mà suy nghĩ cho rõ ràng. Kết quả là chúng ta có xu
hướng thổi phồng triển vọng về rủi ro thực tế. Để có cái nhìn cân bằng hơn,
hãy gạt việc suy nghĩ qua một bên và đặt câu hỏi, “Sẽ thế nào nếu tất cả
việc đó là đúng?” Như Mark Twain từng nói, “Tôi là một ông già và hiểu
biết rõ về nhiều vấn đề, nhưng hầu hết những vấn đề đó không bao giờ xảy
ra.”