Chuyện cười này nói về nhu cầu cần đặt ra các giới hạn. Bạn là người
duy nhất biết mình cảm thấy thế nào, vì vậy khi ai đó vượt qua đường
ranh giới vô hình vạch ra điểm bắt đầu và điểm kết thúc, như người
chồng đã làm, đã đến lúc cho họ biết là họ đã đi quá xa. Bạn có quyền
quyết định cho phép ai can thiệp vào đời mình, và cho phép họ đi xa
tới đâu. Vì vậy, hãy sử dụng quyền lực đó, đừng trở thành nạn nhân.
Hãy nghĩ về điều này như một vấn đề về sức khỏe. Sức khỏe thể chất và
tinh thần của chúng ta thường dựa trên năng lực duy trì các đường ranh giới
với những người khác. Đây là vài gợi ý khiến quá trình này dễ dàng hơn.
Mong chờ cảm giác tội lỗi. Thiết lập giới hạn cho một mối quan hệ có thể
đem lại cảm giác có lỗi và hoài nghi. Hãy tảng lờ chúng; cho phép bản thân
bắt đầu suy nghĩ về hạnh phúc của chính mình. Bạn có thể cảm thấy mình
tàn nhẫn khi đặt ra giới hạn, nhưng trở thành một kẻ tử vì đạo thì chẳng
lành mạnh chút nào.
Thử tìm kiếm các giới hạn. Tất cả chúng ta đều có một vùng thoải mái
trong mối quan hệ. Làm thế nào bạn tìm ra được vùng đó của mình ở đâu?
Hãy chú ý tới cảm nhận của bạn trong những tình huống khác nhau. Các
chuyên gia nói rằng đặc biệt có hai cảm giác là lời cảnh báo rằng giới hạn
của bạn đang bị vượt qua, đó là: bực mình và oán giận.
Nói thẳng. Không ai có thể đọc được tâm trí bạn, bạn phải cho người khác
biết giới hạn của bạn đến đâu. Hãy thẳng thắn. Giải thích nếu thích hợp,
nhưng đừng tranh cãi hoặc cảm thấy bạn phải biện minh. Nếu một “người
bạn” không cảm thông, họ có thể đang tiết lộ rằng hạnh phúc của bạn
không phải là mối quan tâm của họ.
Mong chờ sự giận dữ. Điều này có thể là sự phòng thủ về mặt cảm xúc
của người khác, hoặc có thể là một nỗ lực hòng kiểm soát bạn – những kẻ