người Dân chủ hay Cộng hòa?”
“Chẳng Dân chủ hay Cộng hòa gì,” tay pha chế trả lời, “chúng
tôi là dân cưỡi ngựa.”
Bạn có thể không biết ai đó thuộc nhóm nào, nhưng bạn có thể khá
chắc việc họ đồng cảm với nhóm nào đó. Các nghiên cứu cho thấy
phần lớn cảm xúc của chúng ta về nhận dạng xã hội xuất phát từ mối
liên hệ với những nhóm mà chúng ta có liên quan, và những nhóm mà
chúng ta không có liên quan gì.
Thực ra, điều này có nghĩa là bạn có thể học được nhiều về những gì
mọi người tin tưởng và họ sẽ ứng xử thế nào, chỉ bằng việc biết được
họ thuộc nhóm nào. Và ngược lại, nếu bạn biết một cá nhân nhìn nhận
tính tư lợi của họ ra sao, bạn có thể dự đoán đầy hiểu biết về những
nhóm nào họ cảm thấy là đội của họ.
Cách tiếp cận này không hẳn là rõ ràng, không ai có thể đoán trước
được hoàn toàn, nhưng những giá trị kết nối một người với đội nhóm
của họ đưa ra một cái nhìn khá chính xác về đòi sống nội tâm của họ.
Bạn bỏ qua những giá trị ấy là nguy hiểm cho tính mạng của bạn.
Vào cuối những năm 1970, hai nhà tâm lý học người Anh, Henri Tajfel và
John Turner, đưa ra thuyết nhận dạng xã hội để giải thích hành vi nhóm con
người. Giả thuyết của họ: Thuộc về một nhóm là một phần quan trọng đối
với sự tồn tại của con người – chứ không phải là thứ gì đó sai trái hay hời