hợt. Các nhà khoa học mô tả “trải nghiệm gia nhập” như một tiến trình ba
giai đoạn.
Phân loại xã hội. Đầu tiên, chúng ta chia mọi người vào các hạng mục
khác nhau: da đen, da trắng, người Mỹ Latin, người Cơ đốc giáo, người
Hồi giáo, người khuyết tật, công nhân, trí thức, và cứ thế cứ thế. Không có
ý nghĩa đặc biệt gì ở đây, chỉ là khuynh hướng của con người là phân loại
mọi thứ quanh mình theo trật tự để khiến chúng dễ hiểu hơn. Nhưng nó
cũng khởi đầu cho việc nhìn nhận con người như thành viên nhóm thay vì
là cá nhân đơn lẻ. Tuy nhiên, ở điểm này, không hàm ý mâu thuẫn trong
nhóm.
Nhận dạng xã hội. Chúng ta bắt đầu nhận dạng công khai với một nhóm
cụ thể (hoặc các nhóm). Đây là “trong nhóm”; những nhóm mà hiện tại
chúng ta không thuộc về là “nhóm ngoài”. Chúng ta bắt đầu bỏ qua các quy
chuẩn và quan điểm thái độ của nhóm trong ăn mặc, cử chỉ và nói năng như
những thành viên trong nhóm của chúng ta.
So sánh về mặt xã hội. Giờ mọi việc đã bắt đầu hoạt động. Lòng tự trọng
của chúng ta gắn liền với vị thế của nhóm chúng ta. Và vì thực sự không có
cách nào để đo tính được vị thế này ngoại trừ việc so sánh với các nhóm
khác, nên chúng ta bắt đầu đầu tư vào việc thiết lập sự mạnh mẽ của nhóm
trong và tạo sự kém cỏi cho nhóm ngoài. Chúng ta có xu hướng giảm thiểu
sự khác biệt giữa các thành viên nhóm trong và thổi phồng khác biệt với
nhóm ngoài.
Điều này có thể là khởi nguồn của định kiến và phân biệt đối xử, nhưng là
điều không thể tránh khỏi. Nếu chúng ta cảm thấy xã hội công bằng và
chính đáng, chúng ta có xu hướng đầu tư cải thiện vị thế nhóm bằng việc
phát triển đặc tính tích cực thay vì phá hoại các nhóm khác. Chỉ khi nào
chúng ta cảm thấy hệ thống không công bằng đến mức chúng ta có xu
hướng trở nên cạnh tranh hơn với các nhóm khác, chúng ta mới thách thức
hiện trạng và cố gắng tác động đến sự thay đổi về chính trị và xã hội.