Năm thứ ba trôi qua, và lần nữa anh ta lại đi lên phòng trưởng
thiền viện. “Thế nào, con ta?” thầy tu trưởng hỏi. Người tu tập trả
lời, “Ăn… tệ.”
Trưởng thiền viện nhảy dựng lên và nói. “Ta đã nghe đủ rồi,
hãy đóng gói đồ đạc của ngươi và đi đi.”
Người tu tập sửng sốt. “Tại sao?” anh ta nói.
“Tại sao ư?” thầy tu trưởng đáp. “Bởi nhà ngươi chẳng làm gì
ngoài phàn nàn từ khi ngươi đến đây!”
Thật không may, một chút tiếng xấu cũng đồn xa. Không mất quá
nhiều công sức để tạo ra ấn tượng rằng bạn là kẻ chuyên phàn nàn – và
một khi người nghe có ấn tượng đó, thật khó mà xóa đi được. Hơn
nữa, khi bạn đã bị coi là một kẻ phàn nàn kinh niên; mọi người thường
ít nhớ tới những điều tốt đẹp bạn làm hoặc nói. Điều đó không công
bằng; nhưng lại là sự thật. Mọi người sẽ đơn giản là đẩy bạn ra ngoài.
Hóa ra có cơ sở khoa học cho phản ứng này. Các nhà nghiên cứu của
Đại học Stanford nhận thấy rằng việc thể hiện những lời phàn nàn 30
phút mỗi ngày có thể phá hủy hoàn toàn bộ não người nghe – vì vậy
có thể mọi người chỉ bảo vệ bản thân họ bằng trực giác mà thôi.
Nhưng điều đó không phải là tất cả: nghiên cứu về não bộ mới đây
cũng chỉ ra rằng sự tiêu cực còn lây lan. Theo Trevor Blake trong
Three Simple Steps (Ba bước đơn giản), “Chúng ta càng lặp lại một
hành vi nhiều, chúng ta càng trở thành chính hành vi đó… Điều đó có
nghĩa là bạn càng vây quanh bản thân bằng một đống những kẻ phàn
nàn, chính bản thân bạn càng có khả năng trở thành một người phàn
nàn nhiều hơn.”