Mao. Trong khi ông kêu gọi phải sống thanh bạch và tiết kiệm thì ông Diệp
lại sống xa hoa và phung phí.
Sau khi một câu lạc bộ khá lịch sự được xây dựng dành cho các quan
chức cao cấp, Diệp Tử Long đã kết bạn với nhiều người quản lý và thường
xuyên tham dự những bữa tiệc lớn mà chẳng phải trả một xu nào.
Những nhân viên an ninh không cho thường dân Trung Quốc bén mảng
đến những nơi mà ông Diệp thường lui tới, như câu lạc bộ dành riêng cho
các quan chức cao cấp hoặc khách sạn Bắc Kinh, lại không hề hỏi giấy tờ
ông. Ai cũng cho rằng, ông là một nhân vật quan trọng, một cán bộ cao cấp
của đảng. ít ra ông cũng có vẻ thanh lịch. Da ông sáng và bóng. Trong khi ở
Bắc Kinh mọi người mặc quần áo bằng vải bông bạc màu, vá víu, thì ông
Diệp lại ưa diện bộ đồ kiểu Mao được cắt may. Khi Mao nhận được một bộ
quần áo mới vừa vặn, thì ông Diệp có mặt ở đó và người thợ may của Mao
cũng xúc động dành cho ông một bộ quần áo, mà ông không phải trả tiền,
để tạ ơn ông.
Là người cần vụ cao nhất của Mao, ông có trách nhiệm lớn đối với kho
riêng của Mao. Trong kho cất giữ nhiều quà biếu Mao nhận được từ khắp
nơi. Diệp Tử Long mau chóng thuộc hết tên các hãng sản xuất đồ điện nổi
tiếng của nước ngoài, ngay cả khi ông không thể đọc nổi tên nước sản xuất
trên bản đồ hay tên của các vị nguyên thủ quốc gia.
Ông Diệp là người rất hợp với câu ngạn ngữ cổ: lầm nghề gì ăn nghề đó.
Ông liên hệ được thực phẩm không mất tiền từ trại cải tạo Duyên Hà. Sau
khi đảng cộng sản nắm quyền, chính phủ mới đã dựng lên trên khắp cả
nước nhiều trại cải tạo, dành cho tù hình sự và tù chính trị.
Điều kiện sống trong trại rất hà khắc. Phần lớn tù chính trị là những
người thuộc tầng lớp thấp như lính bộ binh hoặc các công chức nhỏ đã từng
phục vụ cho Quốc dân đảng, Những quan chức cao cấp, hoặc là đã chạy
trốn, hoặc là như cha tôi, đã theo cộng sản. Trại Duyên Hà do Sở công an
Bắc Kinh quản lý và là trại cải tạo lớn nhất ở thủ đô. Những người bị giam
trong trại đã phải tự lo nhiều loại lương thực, thực phẩm như thịt, cá, rau và