Lời Giới Thiệu
Upasika Kee Nanayon, còn được biết
đến qua bút danh, K. Khao-suan-luang, là một vị nữ Pháp sư nổi tiếng
nhất trong thế kỷ 20 ở Thái Lan. Sinh năm 1901, trong một gia đình
thương nhân Trung Hoa ở Rajburi (một thành phố ở phía Tây Bangkok),
bà là con cả trong gia đình năm chị em – hay tám chị em, nếu tính luôn
cả những đứa con của mẹ kế. Mẹ bà là một Phật tử thuần thành, đã dạy
cho bà những kiến thức cơ bản về các nghi lễ Phật giáo, như là tụng niệm
hằng đêm và giữ gìn giới luật từ khi bà còn rất nhỏ. Lúc cuối đời bà đã
kể lại, từ lúc sáu tuổi, bà đã cảm thấy đầy sợ hãi và ghê sợ như thế nào
đối với những khốn khổ mà mẹ bà đã phải trải qua trong lúc mang thai
và sinh ra một trong những người em của bà, đến nỗi khi nhìn thấy đứa
trẻ mới sinh lần đầu tiên –“đang nằm yên ngủ, một sinh vật nhỏ tí, đỏ
hỏn, với tóc đen, thật đen”- bà đã chạy trốn khỏi nhà suốt ba ngày. Kinh
nghiệm này, cộng với những bức xúc mà bà hẳn đã cảm nhận khi cha mẹ
bà chia tay nhau, có lẽ là lý do tiềm ẩn khiến bà, dầu còn rất trẻ, đã quyết
định rằng bà sẽ không bao giờ chịu cúi đầu tuân theo những gì mà bà coi
như là sự nô lệ trong hôn nhân.
Ở tuổi vị thành niên, bà dốc hết thời gian rảnh rỗi vào việc tìm hiểu
Phật Pháp và hành thiền, chỉ làm việc đủ để kiếm tiền nuôi dưỡng cha
già, bằng cách trông coi một cửa hàng nhỏ. Sự hành thiền của bà tiến bộ
tốt, đến nỗi bà có thể dạy cha hành thiền với kết quả khả quan trong năm
cuối đời ông. Sau khi cha mất, bà tiếp tục làm việc với suy nghĩ rằng bà
sẽ để dành đủ tiền để giúp bà có thể sống quãng đời còn lại ở một nơi