ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 5

thanh vắng, và dốc hết tâm sức vào việc tu tập. Cô chú của bà, những
người cũng rất ham thích việc hành thiền, có một ngôi nhà nhỏ gần một
ngọn đồi có rừng, Khao Suan Luang -, ở ngoại thành của Rajburi, nơi bà
thường đến tu tập – (Núi Công Viên Hoàng Gia, nơi đã tạo ra hứng khởi
để bà chọn làm bút danh). Vào năm 1945, khi cuộc sống xáo trộn do Thế
chiến thứ II gây ra đã bắt đầu trở lại bình thường, bà giao cửa hàng lại
cho người em gái, để theo cô chú dọn về vùng núi, nơi mà cả ba người
bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn hướng về thiền tập, như những Ưu-bà-
tắc (upasaka) và Ưu-bà-di (upasika) –những đệ tử nam, nữ tại gia của
Đức Phật. Từ một nhóm tu nhỏ, do họ tự lập với nhau trong một tu viện
đã bị bỏ hoang, dần dần nó đã phát triển để trở thành một trung tâm tu
tập của phụ nữ, và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

Cuộc sống ở nơi tịnh tu này rất khó khăn, vì thực tế là trong những

năm đầu tiên, ít có được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngày nay dầu
trung tâm đã được nhiều người biết đến, cơ ngơi đã được xây dựng
khang trang, thì sự cần kiệm giống như xưa vẫn được duy trì vì những
lợi ích của nó –làm giảm thiểu lòng tham, tự ái và những uế nhiễm tâm
linh khác- cũng như vì sự an lạc mà nó mang đến khi làm giảm bớt bao
lo âu trong tâm. Tất cả các phụ nữ tu tập ở trung tâm đều ăn chay và
không sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, trà, cà-phê và trầu
cau. Hằng ngày, họ tụ họp lại để đọc kinh, hành thiền theo nhóm và trao
đổi về các kinh nghiệm tu tập. Trong những năm khi sức khỏe của
Upasika Kee vẫn còn tốt, bà tổ chức những buổi họp mặt đặc biệt, qua đó
các thành viên sẽ báo cáo về sự thực hành của họ, sau đó bà sẽ nói một
bài pháp về những vấn đề quan trọng mà họ đã nêu lên trong báo cáo.
Phần lớn các bài pháp được ghi lại trong sách này có xuất xứ từ những
buổi họp mặt như thế.

Trong những năm đầu của trung tâm, các nhóm nhỏ như bạn bè,

thân quyến khi có dịp sẽ thăm viếng để hỗ trợ và để được lắng nghe các
bài Pháp của Upasika Kee. Dần dần khi các bài Pháp cũng như sự tu tập
của bà được đánh giá cao, được nhiều người biết đến, thì nhiều đoàn
Phật tử khác đã đến viếng thăm và có nhiều phụ nữ gia nhập cộng đồng
đó hơn. Mặc dầu rất nhiều các đệ tử của bà được làm tu nữ thọ tám giới,
trang phục trong y trắng, chính bản thân bà vẫn duy trì địa vị của một
người nữ cư sĩ thực hành giữ tám giới suốt cuộc đời.

Khi máy ghi âm (tape-recording) xuất hiện ở Thái Lan vào giữa

những năm 1950, bạn bè bắt đầu ghi âm lại những bài giảng Pháp của bà,
và vào năm 1956, một số bài giảng của bà được đem in ấn tống. Đến
giữa 1960, luồng văn hóa Phật giáo miễn phí từ Khao Suan Luang –gồm
các bài thơ cũng như bài Pháp của bà- đã tuôn tràn như thác lũ. Điều này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.