kiểm điểm nhưng trong bản kiểm điểm nào Dần cũng chỉ ghi mấy dòng
ngắn gọn: Bệnh nhân nào vào đến bệnh viện thì họ cũng đều là con người
cả. Là thầy thuốc thì phải công bằng việc này, tôi làm những việc đó là để
đảm bảo sự công bằng chứ không có mục đích gì khác... .
Thế là Dần bị quy kết, bị phê bình, thậm chí còn bị cảnh cáo. Dần biết
nếu cứ ở cái bệnh viện này ắt có ngày Dần sẽ bị đuổi việc mà có khi còn
gặp nhiều tai vạ lớn chứ không phải chuyện thường. Thế là Dần viết đơn
tình nguyện đi B.
Nguyện vọng của Dần được chấp thuận ngay vì thời điểm này cuộc
chiến giữa ta và địch ở tiền phương đang đi vào giai đoạn quyết liệt nhất.
Hết chiến sự ở Khe Sanh lại Đường 9 Nam Lào, Quảng Trị... .
Các bệnh viện, nhất là các trạm phẫu thuật ở tiền phương cũng rất
đang cần những bác sĩ trẻ năng lực và có tinh thần cao. Dần được xếp vào
đội ngũ những bác sĩ như thế. Dần đi không có trống dong cờ mở như buổi
tòng quân của Hữu vì Dần là cán bộ được điều động bổ sung vào các bệnh
viện tiền phương. Dần cùng sáu y bác sĩ lên chiếc xe quân sự bịt kín bạt,
chạy một mạch từ 16 giờ đến khoảng nửa đêm thì dừng lại ở bên này cầu
Non Nước vì cầu đã bị đánh sập, phải xuống xe đi bộ tăng bo để đến binh
trạm trước lúc trời sáng. Sự gian khổ ác liệt của chiến tranh đến bây giờ
mới thực sự bày ra trước mặt Dần. Nhìn sự đổ nát dọc con đường, Dần giật
mình nhớ đến Hữu. Năm sáu năm rồi Hữu đối mặt với chiến tranh, lá thư
cuối cùng Hữu gửi cho Dần vào cuối tháng bẩy năm 1971, bấy giờ Hữu ở
mặt trận đường 9 Nam Lào. Cái địa danh ấy phải rất ác liệt vì ỵhọng súng
của đối phương ngày đêm thường nhằm vào đấy. Có lẽ chỉ vài ngày đêm
nữa thôi Dần và mấy anh chị em trên chuyến xe quân sự đặc biệt này cũng
sẽ đến nơi ấy. Dần nôn nao nhớ Hữu và hình dung ra những ngày ác liệt sắp
tới. Trong đầu Dần cứ chộn rộn niềm vui nỗi buồn. Vui vì được cùng Hữu
mang tuổi trẻ cống hiến vì nền độc lập của dân tộc, của đất nước. Buồn vì
không biết khoảng thời gian biền biệt ấy Hữu còn sống hay đã chết! Hình