Khoảng tháng 3 năm 1966, những cuộc biểu tình của Phật giáo bắt đầu nổ
ra ở Đà Nẵng. Một bầu không khí sôi sục khắp thành phố, lần này cuộc đấu
tranh có sự tham gia của một số lực lượng quân đội cộng hòa trong thành
phố. Mặt khác các lực lượng của Mỹ đóng tại Đà Nẵng phần lớn là thủy
quân lục chiến cảm thấy mình bị đe dọa vì biểu tình có thể ngăn cản kế
hoạch hành quân của họ. Vả lại lực lượng này đã bị dân chúng chống đối
ngay khi đổ bộ vào Đà Nẵng.
Ngoài ra một vài sĩ quan trong MACV (Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại
VN) cho rằng VC có thể lợi dụng sự biểu tình để phá hỏng những chiến
thuật mới nhằm đương đầu hữu hiệu hơn với các đơn vị của Mỹ. Ở Sàigòn,
tướng Kỳ cương quyết dùng quân đội để dẹp biểu tình ở Đà Nẵng và ở
Huế, trong lúc tướng Westmoreland ủng hộ việc tướng Kỳ ổn định tình
hình ở Đà Nẵng và ở Huế để bảo đảm kế hoạch tiêu diệt địch ở tiền tuyền
và bình định nông thôn..
Những ngày sôi sục ấy, Khánh Loan luôn sát cánh bên Mạnh Cường. Phần
nàng luôn mặc hai áo đem theo nước, khăn ướt, chanh vì có thể chống lại
khói cay. Họ cầm biểu ngữ tiến lên, vung nắm tay hô to khẩu hiệu. Tình
yêu tuổi trẻ đã liên kết họ trong cuộc đấu tranh này và tăng cường sức
mạnh cho họ. Những khẩu hiệu đòi các tướng lãnh phải từ chức nhường
chỗ cho một chính quyền dân sự, tự do tôn giáo cho đạo Phật, và ngừng
chiến để tìm kiếm hòa bình v.v…
Hầu như các chùa, các chốt giao thông đều có Phật tử và học sinh trấn giữ,
họ hô khẩu hiệu và phát ra những lời kêu gọi. Khí thế rất mãnh liệt, rất thần
thánh mà một tập thể và một lý tưởng có thể nâng họ lên cao như thế. Sức
mạnh đó còn được nhân lên bởi cả một phả hệ trong truyền thống, khi các
phần tử tham gia đấu tranh đã đưa cả bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật xuống
ngăn chận và phong tỏa các con đường. Đế quốc Mỹ và bọn tay sai hãy coi
chừng. Liệu hồn thì cút mau cho rảnh.
Trong lúc biểu tình bên nhau, thỉnh thoảng Khánh Loan nhìn Mạnh Cường
âu yếm, rồi nàng liên tưởng đến dòng máu ‘anh hùng’ đang chảy trong
huyết quản của họ. Hai người cha của họ đều chết trong lúc đang kiên