sẽ đến chiến đấu trong một lực lượng quân sự thuộc tiểu khu và sẽ được võ
trang, sau đó cùng một vài anh em khác ra Huế hỗ trợ cuộc chiến đấu tại
Huế mà theo dự đoán chắc chắn sẽ xảy ra. Phần Khánh Loan sẽ nhập vào
lực lượng các chị em Phật tử ở trường Bồ đề làm công tác tuyên truyền và
hậu cần. Mạnh Cường nhường phòng cho Khánh Loan và ra ngoài ngủ tạm
ở hai bên chánh điện.
Tối ngày 19 tháng 5 trong giờ tụng kinh buổi tối có thêm phần cầu an cho
“Bồ Tát Cứu Tinh dân tộc”. Khánh Loan mặc áo dài màu lam, Mạnh
Cường mặc áo nâu tu sĩ ngồi bán kiết trì tụng trong cuốn kinh đang để
trước mặt họ theo tiếng mỏ, tiếng chuông, tiếng khánh của một nhà sư.
Trước giờ đi ngủ sư trụ trì cho kêu Mạnh Cường vào phòng ông. Sau khi
Mạnh Cường ngồi xuống ghế gỗ, sư nói:
“Chú vào đây ăn cốm uống trà với sư.” Ông gọi Mạnh Cường bằng chú
nghĩa là chú tiểu – một chú tiểu tu muộn.
“Vâng, con thỉnh giáo thầy.” Mạnh Cường nhập vai tu hành nói.
“Chú có biết ‘Bồ tát cứu tinh dân tộc’ mà hôm nay chùa làm lễ cầu an là ai
không?”
“Dạ con biết, người đang ở trong căn nhà sàn ở Bắc Bộ phủ Hà Nội.”
“Đúng, hôm nay là sinh nhật của người nên sư có làm bài thơ đưa chú xem
thử,” nói xong nhà sư đưa cho Mạnh Cường tờ giấy viết bốn câu thơ:
Người từ Phật pháp bao la,
Hóa thân cứu khổ Ta bà chúng sinh.
Tay người dẫn dắt toàn dân
Bình Tây sát tả, đạo vàng trổ hoa.
“Sư thầy làm thơ hay quá,” Mạnh Cường nói, “Chỉ trong bốn câu đã gói
ghém hết mọi sự nghiệp vĩ đại của người cho đời và cho đạo.”
Hai người “tu hành” sau đó vừa tiếp tục câu chuyện, vừa ăn cốm uống trà.
Thỉnh thoảng Mạnh Cường nhai trúng miếng gừng trong cốm vừa cay vừa
ngọt thì thích thú lắm. Họ đề cập đến một nhân vật mà họ không chỉ đích
danh giống như những kẻ mê tín sợ nói ra điều cấm kỵ, như khi người ta
tránh nói cái chết và thay bằng chữ ví dụ như “ly trần”, như “mệnh một”
v.v. Và như một đồ hàng mã bên trong làm bằng tre đan, bên ngoài phất