giấy, con người thật của nhân vật ấy khá lắm có lẽ chỉ là khung tre, còn
những giấy màu tươi đẹp dán ở bên ngoài chính là những ước mơ đầy tính
hoang tưởng của họ. Trong những hoang tưởng ấy của nhà sư trụ trì, luôn
luôn có ước mơ tái lập thời đại Lý Trần với Phật quyền và thế quyền là một
(Đạo vàng trổ hoa) … Liệu có được không trong một xã hội đã ngày càng
bị tục hoá nhất là những xã hội Tây phương và xu hướng toàn cầu hóa bắt
đầu trỗi dậy?
Rồi nhân nói về thi ca, sư trụ trì nói:
“Thầy sở dĩ làm thơ hay là nhờ đã đọc thuộc lòng gần hết Truyện Kiều của
‘thiền sư’ Nguyễn Du. Cụ quả là một kỳ tài thi ca lại có Phật hạnh viên
mãn.”
“Có một điều con thắc mắc là tại sao Thằng bán tơ hại gia đình Vương viên
ngoại một cách độc ác như thế mà lại không có danh tính gì cả và lời vu
cáo hại người ấy lại được quan án sát coi là đúng. Mặt khác Thằng bán tơ
ấy lại không có trong danh sách ngày nàng Kiều mượn tay Từ Hải để trả
oán?”
“Chú thắc mắc rất hay, nhưng qua điều này mới thấy Nguyễn Du thấm
nhuần Phật pháp đến chỗ thượng thừa.”
Sư trụ trì ngừng lại, hớp chậm rãi một ngụm trà sen, đặt tách vào đĩa lót
tách rồi nói tiếp:
“Thằng bán tơ vô danh vì hắn chỉ là thủ phạm thừa hành. Thủ phạm chính
hay thủ phạm tác hành trong vụ bắt giam và tra tấn Vương ông chính là
nghiệp báo gồm hai phần cộng nghiệp và tự nghiệp của Vương ông và của
nàng Kiều. Vì thế nếu Kiều trả oán hắn không phải là trả oán chính mình
sao. Ngay cả việc nàng Kiều trả oán Tú bà, Bạc bà Bạc Hạnh … cũng khiến
nàng mắc thêm nghiệp xấu mà mãi đến sông Tiền Đường mới gột sạch.”
Mặc dù không chấp nhận cái vô lý và vô trách nhiệm ấy của nghiệp báo,
nhưng vốn cho rằng niềm tin trong Phật giáo là tin-theo trên nền tảng một
định đề: “Các giá trị truyền thống luôn luôn đúng” mà không cần suy nghĩ
vì suy nghĩ là còn lẫn quẫn trong tục đế, chưa đạt đến chân đế nên Mạnh
Cường tán thán:
“Hôm nay con mới thấy chủ ý và dụng công của cụ Nguyễn Du thật tuyệt