DU-GIÀ TÂY TẠNG
119
bị bối rối vì những thị kiến gây rối loạn và sợ hãi ở
Trung Ấm trong khi dùng chúng như một phương tiện
để tăng thêm sùng mộ, còn khó hơn nữa. Điều này được
chứng minh rõ ràng bởi sự kiện mà ngay cả chúng ta,
những người sống, cũng có khó khăn to lớn trong sự
nhận ra Ánh Sáng của Ngủ và Giấc Mộng bây giờ và ở
đây. Ngay cả khi có thể nhận ra Ánh Sáng và Giấc
Mộng, chúng ta cũng không thể giữ chắc chúng được,
chúng ta cũng không thể làm chủ hay biến hóa được
mộng như ý muốn… Nhưng lời phê bình này không ám
chỉ sự phủ nhận rằng những người chuẩn bị và tu tập
trong các kiếp sống sẽ có lợi ích do nó đem lại vào lúc
chết hay ở Trung Ấm.
Tất cả mọi hóa hiện của thế gian này, thực ra, là
những hóa hiện của các cảnh giới Trung Ấm, và tất cả
những hiện hữu Luân-hồi là những hiện hữu của Trung
Ấm. Thời gian giữa sinh và tử có thể gọi là “cảnh giới
Trung Ấm của Sống và Chết”; từ lúc rơi vào buồn ngủ
đến khi tỉnh giấc là “Trung Ấm của Giấc Mộng”; từ lúc
chết đến khi đầu thai, chính là “Trung Ấm.” Trong ba
cảnh giới Trung Ấm này, các Yoga Dumo và Thân
Huyễn, Yoga Ánh Sáng và Giấc Mộng, Yoga Trung Ấm
và Chuyển Di, theo trình tự, được nhấn mạnh để tu tập.
Trong cả hai trạng thái ngủ và thức, hành giả nên
nghĩ rằng tất cả những gì mình thấy, nghe, tiếp xúc, và
hành động đều ở trong cảnh giới Trung Ấm. Họ nên biết
rằng tu tập liên tục và thường xuyên lời chỉ dẫn này là
một chuẩn bị tuyệt vời cho Trung Ấm.
Nhiều Đạo sư đã nói, “Trong tu tập Yoga Trung Ấm,
hành giả không nên quên những lời chỉ dẫn dù chỉ một
giây, dù cho hành giả bị bảy con chó dữ Tây Tạng rượt