ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG
36
luật lệ luân lý. Sự hiểu lầm này làm lạc mất cái Thấy của
Đại Thủ Ấn. Mặt khác, nếu một người chỉ có một loại tri
kiến nào đó về chân lý này, nhưng không thể kinh
nghiệm nó một cách thân thiết, người đó được coi như
lạc mất sự chứng ngộ Đại Thủ Ấn.
“
(2)
Nếu một người không biết rằng sự tu tập Đại
Thủ Ấn [Con Đường], trong bản tánh, không khác với
sự thành tựu Đại Thủ Ấn [Quả] và rằng tất cả những
công đức kỳ diệu đều chứa trong sự tu tập, thì họ có thể
nghĩ rằng tu tập đi trước và Chứng ngộ đến sau, như vậy
Giác ngộ là sản phẩm của tu tập. Điều này có lẽ đúng ở
bình diện hàng ngày, nhưng chừng nào còn quan tâm
đến cái Thấy, chừng ấy có thể nói là họ đã đi lạc đường.
“
(3)
Nếu một người có thể tạo nỗ lực chân thật trong
tu tập Đại Thủ Ấn, mà không có niềm tin vững chắc
không thay đổi nơi giáo lý, thì chắc hẳn họ đang ấp ủ
„che dấu‟ một hy vọng rằng một ngày nào đó họ có thể
có được một giáo lý cao hơn cả Đại Thủ Ấn. Đây cũng
là một dấu hiệu lạc mất Đại Thủ Ấn.
“
(4)
Kẻ nào không biết rằng cái chữa trị và cái được
chữa trị, trong bản tánh, là một giống nhau, vì bám vào ý
niệm cho rằng tu tập Pháp [cái chữa trị] và dục-vọng-
phiền-não [cái được chữa trị hay cái phải được chữa trị],
là hai đối tượng tuyệt đối khác nhau. Đây cũng là lạc
mất cái Thấy của Đại Thủ Ấn.
“
(5)
Trong tu tập Đại Thủ Ấn, về phần của hành giả
yoga, luôn luôn có khuynh hướng cải chính nhiều lỗi. Ai