Trong quán bar ngày hôm ấy, một vài người dân bản địa đã tiến lại gần
và đề nghị được uống chung cùng chúng tôi. Những cốc bia sau đó là do họ
bỏ tiền ra để thết đãi. Thật hào phóng và mến khách biết bao!
Thế rồi bỗng nhiên họ hỏi lý do chúng tôi đến với Kuching.
“Chúng tôi sẽ gặp bộ trưởng Bộ Du lịch để bàn về việc quảng bá
Sarawak đến phần còn lại của thế giới. Nhờ vậy, khách du lịch sẽ tới nơi
này nhiều hơn.”
Tôi không biết rằng những lời mình vừa nói đã chạm đến một vấn đề rất
nhạy cảm. Họ nhìn tôi gườm gườm như thể muốn ăn tươi nuốt sống đến
nơi. Và cứ thế, lần lượt từng người một đứng dậy, bỏ sang một bàn khác.
“Nói thế thì có gì sai hả?” Tôi quay sang hỏi đồng nghiệp của mình.
“Chẳng biết nữa!” Anh ấy nhún vai.
Vậy là đành bỏ dở cốc bia, tôi bước cẩn thận về phía những người dân
bản địa, hỏi lịch sự hết mức có thể:
“Có vấn đề gì không ổn sao các bạn?”
Một người là chủ sở hữu khối lượng lớn dầu cọ ở Sarawak đã đáp lại như
sau:
“Chúng tôi không muốn những người như cậu đến và phá huỷ cuộc sống
bình dị của chúng tôi!”
Que sera, sera
– tôi chỉ đành biết tự nhủ vậy thôi.
Đây không phải là lần đầu tôi gặp chuyện rắc rối liên quan đến vấn đề du
lịch ở nơi đây. Một vài năm trước, khi tôi đến tham quan Kuching và trên
đường đến gặp Tổng giám đốc khách sạn Sheraton Damai Beach, chúng tôi
cũng đã nghỉ ở nhà trọ Holiday. Tổng giám đốc – ông Peter Mueller – là
người nắm giữ vị trí đó từ rất lâu. Ông còn được đặt biệt danh là “Borneo
Mueller
” vì kiến thức sâu rộng của ông đối với mảnh đất này và vì những
hiểu biết về dân chúng nơi đây.
Để đến được khách sạn Sheraton, người ta phải đi bằng thuyền của dân
địa phương, dọc theo sông Sarawak vì không có cây cầu nào bắc qua bãi