Tôi nhớ, có lần trong quá trình huấn luyện khi mới vào công ty
làm việc, có một bạn đồng nghiệp đi muộn một buổi giảng dạy năm
phút. Nguyên nhân là vì chuyến tàu đang đi thì có một sự cố phải
dừng lại do có người ngã xuống đường ray. Cả đoàn tàu phải dừng lại
để kiểm tra an toàn nên đã đến ga muộn hơn so với thời gian dự
kiến ban đầu. Người đồng nghiệp ấy có thể xin giấy chứng nhận
chuyện mình đến muộn là do phương tiện giao thông có sự cố từ
công ty đường sắt. Bình thường, đến muộn do tàu chậm do sự cố
bất khả kháng ở Nhật là lỗi dễ dàng được thông cảm và bỏ qua ở
hầu hết các công ty hay sự kiện. Thế nhưng, hôm đó công ty tôi lại
xử lý việc đó trầm trọng hơn cả sự tưởng tượng của tôi. Với quan
điểm dù đến muộn với lý do chính đáng đi nữa thì việc bắt khách
hàng phải chờ đợi là một chuyện không tưởng ảnh hưởng đến hình
ả
nh công ty, tất cả chúng tôi liên tục lưu ý rằng tương lai khi đi làm
việc với khách hàng phải dự phòng tất cả các phương án.
Chương trình huấn luyện ngay lập tức thêm vào một buổi thảo
luận về chủ đề làm sao để không đến muộn dù có bất cứ chuyện
gì xảy ra, ví dụ như: lường trước các cách đi dự phòng đến điểm hẹn
ngoài phương tiện chính là tàu điện, luôn theo dõi thông tin tàu chậm
và thời tiết trên điện thoại, tránh việc làm việc khuya đến mức ngủ
quên... Rất nhiều người đưa ra ý kiến và giải pháp, ai cũng muốn
trình bày thuyết phục và logic. Kết quả là buổi họp kéo dài ba
tiếng chỉ để giải quyết vấn đề của một cá nhân đi muộn năm
phút. Đó là một lần mà tôi thấy việc khắt khe quá về thời gian
đôi khi thật phiền phức.
Sự đúng giờ và chính xác là điều ai cũng phải tán dương, nhưng
sự khắt khe và cứng nhắc khi xem xét các thứ ngoài dự kiến, theo
tôi, có thể là một điểm yếu trong tính cách của người Nhật.
Đặc biệt 3: Làm việc cho đến cuối đời.