mới quen, tôi có thêm mối quan hệ xã hội mà sau này nó trở thành
tình bạn thân thiết hay đối tác làm ăn.
Sau này, khi tốt nghiệp và đi làm ở Nhật rồi, tôi vẫn giữ cho
mình thói quen chủ động bắt chuyện với những người xung quanh.
Khi đi du lịch ở nước ngoài, hay khi về Việt Nam công tác, nếu
không làm phiền đối phương, tôi luôn cố gắng nói những câu
chuyện nhỏ. Bắt chuyện với người không quen đôi khi làm sâu sắc
thêm cảm nhận của mỗi chúng ta. Dưới đây là câu chuyện về một
lần tôi bắt chuyện khi đi taxi ở Tokyo cách đây gần hai năm.
Lần ấy, khi tra đường trên điện thoại, tôi thấy chỉ đi bộ khoảng
10 phút là đến được chỗ hẹn, nhưng vì sợ tìm đường lâu sẽ bị muộn
hẹn ăn trưa, tôi bắt taxi từ Ga Tokyo qua nhà hàng ở khu Ginza.
Mất chút tiền, nhưng có được cuộc hội thoại ngắn với bác lái taxi.
Ngồi vào xe, tôi mở lời xã giao với bác taxi: “Xin lỗi bác nhé, tôi chỉ
đi có một đoạn ngắn qua Ginza thôi, đây là địa chỉ nhà hàng”. Sau
khi xem xong địa chỉ, bác lái xe nói: “Tôi mới phải cảm thấy có lỗi
ấy chứ, đi có một đoạn ngắn thế này mà cô phải trả mất 730 yên”
(Giá mở cửa taxi ở Tokyo). Người lái xe tiếp lời: “Lần sau mà không
biết đường, cô cứ qua hỏi Koban (Đồn cảnh sát hay có ở các ga) ấy
vì cứ đi taxi thế này vài lần một ngày là tháng mất tiêu một đến
hai vạn yên đấy!” Tôi nghĩ thầm định nói “tất nhiên là tôi biết
chứ” nhưng cười giải thích đùa: “Vâng, bác nói đúng. Nhưng tại cảnh
sát ở Tokyo mặt lạnh lắm chứ không niềm nở nên tôi mới không
qua đó hỏi”. Người lái taxi tưởng thật mặt nghiêm trọng giải thích:
“Nếu cô vào hỏi mà họ làm mặt quan chức kiểu ‘Cái gì? (nani?)’ với
cô, cô cứ nghiêm mặt nói với cảnh sát: ‘Không phải là cái gì đâu nhé!
Tôi đang cần đây!’ (Nanijanaidesuyo! Kochira
komatteirudesukara).’’ Người lái xe nói thêm: “Chúng ta nộp bao
nhiêu thuế cơ mà, họ có trách nhiệm phải nghe cô nói”. Tôi cười trả
tiền và cảm ơn bác lái xe khi tới nơi. Vài câu hội thoại ngắn ngủi