sinh viên đấy”. Đi được một quãng nữa, khi ì ạch vác cái va li to nặng
lên cầu thang một mình, một bạn nam trẻ chạy ra nói: “Omochi
shimashouka” (Để tôi giúp nhé), tôi cười tự nhủ: “Thành phố mình
sẽ sống tiếp cũng có những người như thế này”. Sự đối lập trong
vài giây phút ngắn ấy đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi, như
nhiều sự đối lập của cuộc sống này mà tôi hiểu được khi sống ở
Osaka. Phải nói là những gì tôi trải nghiệm trong thời gian ở Osaka
cũng giống như hai câu nói kia. Có khi thẳng tuột, phũ phàng như
câu đáp “Shinran”, có lúc lại ngọt ngào, tình cảm như lời đề nghị
giúp đỡ “Omochi shimashouka”.
Ban đầu tôi hoàn toàn sống xa hẳn với người Việt Nam khi ở
Osaka. Các mối quan hệ bạn bè trên Tokyo do xa xôi cũng nhạt dần
và tôi phải tích cực làm quen nhiều bạn mới nếu không muốn đơn
độc. Khoa Kinh tế của trường cũng không hề có lưu học sinh nào là
người Việt Nam ngoài tôi. Tôi không có anh chị Việt Nam nào chỉ bảo
hay hướng dẫn, hoàn toàn làm như một sinh viên Nhật khác. Giai
đoạn đầu nỗi cô đơn luôn bủa vây tôi, việc làm các thủ tục nhập học,
đăng ký môn học, chọn thầy học cũng nhiều khó khăn... Nhưng sau
khi vượt qua được nó, tôi cảm thấy mình đã mạnh mẽ hơn rất
nhiều và giờ đây đi đâu thì tôi cũng có cảm giác mình có thể sống
một mình và làm tốt.
Ở
Osaka thông qua các hoạt động ngoại khóa và làm thêm, tôi
quen được rất nhiều doanh nhân tốt nâng đỡ và dạy bảo tôi. Tôi
gặp những người thực sự đã khiến lối suy nghĩ của tôi thay đổi,
hoàn thiện nhân cách của tôi. Bởi vậy, nếu nói về nơi tôi trưởng
thành thì không phải Hà Nội, không phải Tokyo mà chính là thành
phố này − Osaka.