Với tư cách là một nghiên cứu sinh chuyên ngành, tôi có trách nhiệm và
nghĩa vụ vén bức màn bí ẩn, giải mã những nghi vấn, trả lại tính chân thực
cho lịch sử. Trở về và trải nghiệm mọi thứ diễn ra trong thời kỳ cổ đại, mấy
ai làm được điều đó? Và nếu thành công, tôi sẽ trở thành người đầu tiên, sẽ
được vang danh trong sử sách.
Tôi là cô gái đam mê công việc, tiêu chí của đời tôi là: “sách vạn cuốn,
đường vạn dặm, chuyện vạn người”. Tôi muốn gặt hái nhiều thành tích để
“sếp” được tự hào, “sếp” chính là thầy hướng dẫn, đám sinh viên chúng tôi
thường gọi thầy hướng dẫn của mình như vậy. Do đó, không đợi tôi chịu
“thuận” hẳn, nhóm chuyên gia hừng hực nhiệt huyết kia đã nhanh chóng
xua tôi lên bục thử nghiệm.
Lần thử nghiệm đầu, biến mất chưa đầy nửa phút, tôi đã ngã nhào trở lại.
Tôi không nhớ gì ngoài cảm giác chóng mặt buồn nôn cực độ khi vượt
không gian. Toàn bộ thiết bị mang theo gồm: máy dò tìm 14C, GPS định vị,
laptop, máy ảnh kỹ thuật số, … đều bị tia bức xạ tần số cao làm hỏng sạch.
Nhóm chuyên gia rút ra kết luận: không thể mang theo thiết bị điện tử. Vậy
là, sau nửa tháng trên giường bệnh, tôi lại được đào tạo cấp tốc cách sử
dụng các dụng cụ thủ công, xẻng Lạc Dương (một loại xẻng nhỏ dùng
trong khảo cổ) cũng nằm trong số đó.
Lần thứ hai, tiến bộ hơn, tôi biết mất khoảng mười phút, nhưng khi mọi
người đang rất hân hoan, chuẩn bị mở tiệc ăn mừng thì tôi lại rơi đánh bịch
trên trảng cỏ ngoài phòng thí nghiệm. Lúc tỉnh dậy, hình ảnh của phố xá và
dòng người mà tôi nhìn thấy khi bay trong không gian mơ hồ quệt qua trí
nhớ, có vẻ như là khung cảnh và trang phục thời Hán. Nhưng chưa kịp tiếp
đất, một lực hút cực mạnh đã kéo tôi lại. Dụng cụ thủ công mà tôi đeo trên
lưng cũng vỡ tan tành.
Dựa trên báo cáo của tôi, nhóm chuyên gia nhận định thí nghiệm có thể
đưa con người trở về không gian của hai nghìn năm trước, vì vậy, tôi đã
phải ôn lại lịch sử thời chiến quốc và thời Tần Hán khi vẫn còn nằm trên