19.Ta nên xem xét tỉ mỉ coi mình đang có thái độ nào trong khi hành
thiền. Một cái tâm thanh thản nhẹ nhàng và tự do sẽ giúp ta hành thiền tốt.
Ta có đang hành thiền với thái độ chân chánh không?
20.Không nên cảm nghe bận rộn phiền toái với tâm suy tư. Ta hành thiền
không phải để ngăn ngừa suy nghĩ mà trái lại để nhận thức và hay biết tâm
suy tư mỗi khi nó phát sanh.
21.Không nên loại bỏ đối tượng nào ta nghĩ đến. Hãy hay biết những ô
nhiễm phát sanh cùng với nó và quan sát các ô nhiễm ấy.
22.Ta để ý đến điều gì, đối tượng ấy của tâm không quan trọng, cái tâm
quan sát đang hoạt động phía sau đó mới thật sự quan trọng. Nếu ta quan
sát với thái độ chân chánh, đối tượng nào của tâm ấy cũng là đối tượng
đúng.
23.Chỉ khi nào ta có đức tin (saddhā, tín) mới có sự cố gắng, tinh tấn
(viriya, tấn), tâm chú niệm (sati, niệm) sẽ liên tục, tâm sẽ an định vững
chắc (samādhi. định) và ta bắt đầu hiểu biết tận tường sự vật. Khi ta hiểu
biết sự vật đúng như sự vật là vậy (paññā, tuệ), đức tin tăng trưởng càng
mạnh mẽ.