9.Không nên tưởng tượng tạo nên điều gì, cũng chớ nên loại bỏ những gì
đang xảy diễn. Chỉ quan sát và hay biết.
10.Cố tạo nên điều gì là Tham. Loại bỏ những gì đang xảy ra là Sân.
Không hiểu biết nếu điều gì đang xảy diễn hay ngưng xảy diễn là Si.
11.Chỉ đến mức mà cái tâm quan sát của ta không còn tham, sân hay lo
âu ta mới thật sự hành thiền.
12.Không nên trông mong chờ đợi điều gì, không vọng móng, mong cầu
điều gì, chớ nên lo âu, bởi vì khi có những thái độ nầy trong tâm, rất khó
mà hành thiền tốt đẹp.
13.Không nên cố gắng làm cho sự vật trở thành như ý mình muốn. Nên
cố gắng hay biết những gì xảy diễn đúng như nó là vậy.
14.Hãy tự hỏi: Tâm đang làm gì? Đang suy tư? Hay đang chú niệm?
15.Tâm ta hiện giờ ở đâu? Bên trong thân hay ở ngoài?
16.Tâm quan sát của ta có đang hay biết đúng thâm sâu không? Hay chỉ
hay biết thoáng qua trên bề mặt?
17.Không nên hành thiền với tâm mong cầu hay vọng móng điều gì. Kết
quả sẽ chỉ làm cho ta kiệt sức vô ích.
18.Ta phải chấp nhận và quan sát cả hai -- những kinh nghiệm tốt và
những kinh nghiệm xấu. Phải chăng ta chỉ muốn những kinh nghiệm thích
thú, dễ chịu? Phải chăng những kinh nghiệm khó chịu, dầu nhỏ nhoi cách
mấy ta cũng không muốn? Điều ấy có hợp lý chăng? Phải chăng đó là
đường lối của Giáo Pháp (Dhamma)?