À, vậy thì một số bậc cha mẹ ngược đãi con cái theo nhiều kiểu như đánh
con, phạt con – anh thấy trên báo đó. Con cái họ lớn lên bị tổn thương nhân
cách. Đó chắc chắn là cha mẹ tồi.
DAVID:
Đúng như chị nói, một số cha mẹ hành hạ con cái. Những người này cần cải
thiện hành vi nhằm khiến họ cảm thấy tự hào hơn về bản thân và con cái.
Nhưng nếu nói họ là những người luôn luôn ngược đãi con hoặc làm sai mọi
chuyện thì không thực tế, và khi ta gán cho họ tính từ “tồi tệ” thì cũng không
giúp giải quyết vấn đề. Thái độ của họ có vấn đề và cần được hướng dẫn cách
tự chủ, nhưng nếu chị cố chỉ ra cái sai của họ, thì chỉ làm lớn chuyện hơn thôi.
Người như vậy thường đã tin mình là những kẻ thối tha, đó là một phần vấn đề
của họ. Dán nhãn “người mẹ tồi” lên họ là không chính xác, mà làm thế thì vô
trách nhiệm quá, giống như đổ thêm dầu vào lửa.
Đến lúc này tôi cố tìm cách chỉ cho Nancy thấy cô đang tự làm khó mình khi
dán nhãn “người mẹ tồi” cho bản thân. Tôi hy vọng giúp cô nhận ra rằng, dù
cô định nghĩa “người mẹ tồi” ra sao đi nữa, thì định nghĩa ấy vẫn không thực
tế. Khi cô dẹp bỏ thói quen ủ rũ và tự dán nhãn bản thân là vô dụng, thì khi ấy
chúng tôi mới có thể ngồi lại và cùng nhau giải quyết việc học của con trai cô
ở trường.
NANCY:
Nhưng tôi vẫn có cảm giác mình là một “người mẹ tồi.”
DAVID:
Được thôi, vậy một lần nữa, định nghĩa của chị là gì?
NANCY: