Không ai mà không ấn tượng với những câu chuyện về Du Yuesheng, thủ
lãnh của băng đảng Green Gang, đã đem Thượng Hải những năm 1930 lên
bao nhiêu là phim ảnh của Tàu và Mỹ. Anh chàng xã hội đen này, xuất thân
là một nông dân nghèo của Pudong, đã leo lên ngai thị trưởng (không chính
thức ) của Thượng Hải, qua những quan hệ làm ăn với Tưởng Giới Thạch
và các quan chức địa phương. Thậm chí, Du Yuesheng còn tài trợ cho phần
lớn các chiến dịch càn quét của họ Tưởng trong chiến tranh.
70 năm sau, Trung Quốc lại cống hiến cho lịch sử một nhân vật đầy màu
sắc, là Lai Changxing, cũng là một nông dân nghèo của tỉnh Hạ Môn. Khởi
nghiệp bằng con số không, Lai đã thu góp được một tài sản khổng lồ hơn
16 tỷ đô la Mỹ (theo cáo trạng của chính phủ) trong thời gian ngắn ngủi
chưa đầy 5 năm. Lai đã khống chế hoàn toàn các cơ quan công lực của Hạ
Môn rồi Trung ương, từ cảnh sát đến hải quan, để tổ chức được một mạng
lưới buôn lậu xe hơi, dầu khí và thuốc lá khắp nước. Sự sụp đổ của Lai là
do Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Chu Dung Cơ kết tội Lai
đồng thời dẹp tan thế lực hùng mạnh của phe nhóm Bắc Kinh. Lai bị án tử
hình, trốn được qua Canada; còn ở nhà, Thị trưởng Bắc Kinh và 4 nhân vật
cao cấp phải tự tử. Gần 400 quan chức bị đưa ra Tòa về vụ việc này gồm 2
bộ trưởng, 26 tỉnh ủy, 86 huyện ủy và kết quả có 14 án tử hình.
Huyền thoại Hearst
Nhân vật đình đám nhất của The Roaring Twenties bên Mỹ là William
Randolph Hearst. Ông tạo lập một gia tài khổng lồ qua sự thiết lập và thu
tóm hơn 30 tờ báo chính tại các thành phố lớn (New York, San Francisco,
Chicago, Los Angeles…), 8 tạp chí (Cosmopolitan, Good Housekeeping...),
vài đài phát thanh và một phim trường ở Hollywood. Ông cũng từng là dân
biểu, nghị sĩ, nhưng thất bại trong việc ứng cử vào chức Thị trưởng New
York, bàn đạp cho Tòa Bạch Ốc. Ông là king-maker (kẻ tạo vua chúa) trong
rất nhiều cuộc bầu cử vì ảnh hưởng khủng khiếp của mạng truyền thông
trong xã hội Mỹ. Ông lại có một cuộc sống xa hoa với tiệc tùng và scandal,