Cũng trên khía cạnh kinh tế, ta có thể thấy là sự tăng trưởng thành công của
kinh tế Trung Quốc là nhờ chính sách tư bản hóa hoạt động của các mảng
kinh tế tư nhân và mảng đầu tư từ nước ngoài. Hai mảng kinh tế này chiếm
đến 67% GDP (có thể còn cao hơn nữa nếu cộng vào nền kinh tế ngoài
luồng) và là hai nhân tố tạo nên những thành quả phi thường, trong khi lĩnh
vực quốc doanh vẫn trì trệ.
Jim Rogers, nhà tỷ phú Mỹ hăng say nhất với thị trường Trung Quốc, đã
nhận định Trung Quốc là một quốc gia tư bản trẻ nhất thế giới. Theo tôi, cái
khác biệt căn bản về cách vận hành mọi hoạt động xã hội và kinh tế giữa
Mỹ và Trung Quốc là ở Trung Quốc, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn
muốn nếu có tiền (tư bản) và đừng bao giờ phê bình chính phủ; trong khi ở
Mỹ, bạn tha hồ chỉ trích chính phủ, nhưng mọi hoạt động kinh doanh sẽ bị
áp lực nặng nề của luật pháp, điều lệ, công đoàn, thuế vụ, môi trường,
nhóm lợi ích xã hội, các cơ sở truyền thông, giáo dục, tôn giáo… (xã hội).
Sức mạnh của nền kinh tế tư bản thực sự dựa trên lòng tham lam của con
người. Có thể đây là một vấn nạn về đạo đức trên nhiều khía cạnh, nhưng
thiếu sự tham lam cơ hữu đã tồn tại hơn 5 ngàn năm qua, sự tăng trưởng
kinh tế sẽ trì trệ và mệt mỏi. Ngay cả văn hóa nghệ thuật cũng cần rất nhiều
tư bản để phát triển và phồn thịnh; vì giàu sang không hẳn chỉ sinh lễ nghĩa
mà còn cho con người những thời gian rảnh rỗi để hưởng thụ các thú vui
tinh thần.
Cái giá của trò chơi dân chủ
Nguyên tắc “một người dân, một lá phiếu” chỉ mới được ứng dụng hơn 100
năm qua. Trong lịch sử, đã có thời gian chỉ những nhà quý tộc mới được đi
bầu; hay các cử tri đã phải trả một khoản thuế để có quyền lợi này. Trước
năm 1920, phụ nữ ở Mỹ không được quyền ứng cử hay bầu cử. Bằng nhiều
thủ thuật chính trị, truyền thông và luật pháp, các nhóm cầm quyền Âu Mỹ
đã làm chậm lại quy trình dân chủ hóa trong nhiều thế kỷ. Với sự đắc cử
của Tổng thống Obama và sự chiếm lĩnh đa số của các nhóm hưởng phúc