Tiên, “Nhụ tình tự thủy, Giai kỳ như mộng” (Tình mềm tựa nước, Hẹn đẹp
như mơ). Ý nói những khoảng thời gian tươi đẹp chỉ có trong giấc mơ mà
thôi. Đây cũng là ý tưởng của tác giả khi đặt tên cho tác phẩm này. Trong
đó tên Giai Kỳ trùng với cụm từ “thời khắc tươi đẹp” (BTV). 4. Từ “mộng”
và chữ “mạnh” trong tiếng Trung Quốc phát âm giống nhau (BTV). 5.
Khang sư phụ: Một nhãn hiệu mì ăn liền nổi tiếng của Trung Quốc (BTV).
6. Tây Đường: Một trong sáu thị trấn cổ lớn nhất Giang Nam, thuộc huyện
Gia Thiên, tỉnh Chiết Giang (BTV). 7. Từ Tích Lân (1873 - 1907): Người
Thiệu Hưng, Chiết Giang, một nhân vật nổi tiếng có đóng góp quan trọng
trong công cuộc xây dựng nên giáo dục Trung Quốc (BTV). 8. Mikimoto:
Một nhãn hiệu đá quý nổi tiếng của Nhật Bản, được thành lập vào năm
1893 (BTV). 9. “Lầu son rượu thịt thối, ngoài đường người chết lạnh”: Một
câu nói trong một tiểu thuyết của Lỗ Tấn, phê phán sâu sắc sự tương phản
giữa giàu và nghèo, cảnh giàu sang phú quý và nghèo đói (BTV). 10.
Maybach: Một dòng xe nổi tiếng của Đức (BTV). 11. Tứ hợp viện: Là một
hình thức cư trú của người Bắc Kinh, xây nhà trên cả bốn hướng, ở giữa là
sân chung (BTV). 12. Thỏ khôn ba lỗ: Chỉ người thông minh thường có
nhiều nơi ẩn nấp, nhiều người thoát (BTV). 13. Ngay gần mặt nước mà
không biết vớt ánh trăng: Ý chỉ không biết nắm cơ hội, nắm bắt thời cơ
(BTV). 14. Đài Điếu Ngư: Là nhà khách chính phủ ở Bắc Kinh, một quần
thể kiến trúc kết hợp giữa nhà khách chính phủ hiện đại và viên hoàng cung
cổ đại (BTV). 15. Một câu thơ nổi tiếng của Mã Chí Viễn, câu thơ miêu tả
cảnh nhưng thực chất là hoài niệm về những giờ phút tươi đẹp của đời
người. Một cây cầu nhỏ, một dòng nước chảy và một mái nhà đã vẽ lên hơi
ấm của gia đình và nỗi nhớ nhà (BTV). 16. Trần Dật Phi (1946 - 2005),
người Chiết Giang. Ông chuyên về nghiên cứu và sáng tác tranh sơn dầu
Trung Quốc, đạt được nhiều thành tựu, trở thành họa sĩ nổi tiếng cả trong
và ngoài nước (BTV). 17. Hemès: Một nhãn hiệu thời trang nổi tiếng của
Pháp (BTV). 18. Hiệu ứng cánh bướm (Buttertly effect) của nhà khí tượng
học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Narton Lorenz: là một
cụm từ để mô tả khái niệm về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc
(senstivy on initial conditions). Vốn được sử dụng như một khái niệm