nghiên cứu sinh nghèo) đến những mất mát về danh tiếng, thị phi vì xã hội
không ưa những người khác biệt. Thậm chí nhiều người còn mất mạng vì ý
tưởng hay khám phá lạ đời, như Galileo với giả thuyết trái đất tròn, như
Socrates với biện giải logic, như rất nhiều văn nghệ sĩ, tư tưởng gia trong
các triều đại phong kiến độc tài.
Lấy lịch sử làm thí dụ. Ai cũng biết lịch sử luôn luôn được ghi lại bởi
những kẻ chiến thắng. Trong những triều đại mà sự phản biện không được
phép thực thi thì những câu chuyện ghi trong lịch sử có thể chỉ là những
huyền thoại được thêu dệt vẽ vời để tăng uy tín và quyền lực của kẻ thắng.
Tuy nhiên, phần lớn người dân, kể cả những bậc trí thức có chút đầu óc
cũng nuốt gọn mọi dối trá trộn lẫn trong sự thật và bán sự thật (half-truths).
Tư duy sáng tạo bắt đầu từ câu hỏi
Trong một xã hội mà đến 95% dân số sống đời khổ sở và thiếu thốn về
những vật chất tối thiểu, thì tư duy của ta phải đi ngược lại suy nghĩ đại
chúng và hành xử trái hẳn với những điều mà người dân cho là sự khôn
ngoan thường nhật. Muốn thoát ra khỏi giới hạn chật chội của nghèo đói,
chúng ta phải có tư duy “ngoài cái hộp” (think out of the box).
Dĩ nhiên, ta phải đối phó thường trực với những ù lì rồi phá phách của
những thành phần không muốn đổi thay hay tiến bộ của xã hội vì lợi ích cá
nhân, gia đình hay phe nhóm. Không có một tinh thần bất khuất và kiên trì,
chúng ta sẽ bỏ cuộc không chóng thì chày, vì sức đề kháng của phe bảo thủ
rất mạnh. Cuối cùng, những thay đổi rồi cũng đến, vì cốt lõi của cuộc sống
là thay đổi (change is inevitable). Nhưng có thể ta không còn hiện diện để
nhìn những đổi thay này.
Chả thế mà chính Einstein cũng phải mỉa mai về đám đông chung quanh
mình: “Hai thứ là vô tận trên đời: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người.
Thực ra, tôi không chắc về vũ trụ” (Two things are infinite: the universe
and human stupidity. And I’m not sure about the universe.”