Tất cả đều ở Trung Quốc?
Không, các đầu tư ngắn hạn thường nằm ở thị trường Âu Mỹ. Còn các
đầu tư dài hạn hơn thì thường nhắm vào các công ty Trung Quốc,
nhưng chúng tôi đang rút lui khỏi thị trường này.
Tại sao?
Cách đây 15 năm, khi chúng tôi bắt đầu vào Trung Quốc thì họ rất cần
vốn, công nghệ và quản lý quốc tế. Do đó, họ trải thảm đỏ mời chào
rất nồng nhiệt các nhà đầu tư như chúng tôi. Nay họ đã có những thứ
đó, nên họ có chính sách “vắt” (squeeze) các nhà đầu tư nước ngoài ra
để dành các lợi lộc và thị trường cho doanh nhân trong nước. Chính
phủ tạo nên nhiều rào cản mới, gây khó khăn trong việc điều hành qua
chính sách thuế má, lương bổng, giấy phép…
Ông rút tiền khỏi Trung Quốc thì ông sẽ đem chúng đầu tư vào đâu?
Quá trình thoái hết vốn khỏi Trung Quốc cũng mất khoảng 2 năm nữa.
Hiện chúng tôi đang đánh giá những cơ hội mới ở các nước khác, kể
cả Âu Mỹ, để quyết định. Cũng có thể là chúng tôi đã già và không
còn bén nhạy với trò chơi này nữa. Trong trường hợp đó, có lẽ tôi sẽ
đem tiền cho con cái, gia đình, bạn bè, các tổ chức từ thiện và phần
còn lại, giữ vừa đủ để sống đời hưu trí giản dị.
Ông chia gia tài như vậy có quá sớm không?
Tôi có quan niệm là không nên đợi đến chết mới chia gia tài. Bà con
đánh đấm tranh giành, nằm dưới mồ cũng không yên. Chia khi mình
còn sống và trí óc còn minh mẫn thì tốt hơn. Một cuốn sách nào đó
khuyên là khi anh chết, anh nên chết không còn một đồng xu nào
trong túi. Chỉ để lại một chi phiếu để bà con làm đám tang. Mà nếu chi
phiếu đó không tiền bảo chứng thì cũng chẳng sao.
Nghe nói ông cũng đã đầu tư vào Việt Nam?
Tôi có đầu tư hơn 1 triệu đô la Mỹ vào Vinabull, một công ty viết
phần mềm và tạo dữ liệu cho những nhà đầu tư chứng khoán Việt