Nam. Sau 4 năm, công ty vẫn lỗ nặng. Cùng với các đầu tư nhỏ lẻ cho
bạn bè, bà con từ 1991 (lần đầu khi tôi về nước), tôi đã đầu tư vào Việt
Nam hơn 2 triệu đô la Mỹ. Và 2 năm qua, số tiền tôi thu lại được là 12
triệu… (Việt Nam đồng, bút phí trả cho các bài viết) (cười).
Do đó, Việt Nam là một kinh nghiệm xấu về đầu tư?
Thực ra, số tiền nói trên quá nhỏ để rút ra một kết luận gì. Trong thời
gian đầu tư, tôi không có thì giờ để quản lý, vì bận rộn với những đầu
tư quan trọng hơn ở Trung Quốc và Âu Mỹ, nên dù thất bại, tôi cũng
không nghĩ đó là một kinh nghiệm xấu. Tôi vẫn còn đang nghiên cứu
và phân tích về cơ hội đầu tư ở đây.
Người ta thường nói, nếu làm không được thì đi dạy vậy?
(Cười lớn) Với thành quả đạt được trong 20 năm đầu tư ở Việt Nam,
tôi chưa bao giờ dám mở miệng “dạy” ai điều gì về nghệ thuật kiếm
tiền, nhất là ở xứ này. Thực tình, tôi khá xấu hổ khi so sánh với ông
Bầu Đức, cũng bắt đầu vào năm 1991 với chiếc xe ôm, bây giờ đã
thành tỷ phú đô la. Cũng như ông Vượng của Vincom, từ một sinh
viên mới ra trường khoảng thời gian đó, hay ông Tuyển Tuần Châu,
một công nhân của Sở Công viên thành phố, bây giờ đều là tỷ phú cả.
Đây là những thiên tài về kiếm tiền, tôi cũng muốn đi học họ mà
không ai chịu dạy.
Các doanh nhân thành đạt thích làm chính trị vào thời điểm lên cao. Ông
nghĩ thế nào?
Tôi sẽ là một chính trị gia tồi tệ nhất vào bất cứ thời điểm nào. Một kỹ
năng quan trọng của nghề này là phải biết “nói dối”, mà tôi thì chưa
học được. Vả lại, tôi không tin vào bất cứ một giải pháp chính trị nào
cho vấn đề kinh tế. Sự can thiệp của các chính trị gia chỉ làm mọi vận
hành kinh tế trì trệ và méo mó hơn, thay vì để nó tự do.
Ông có thể giải thích thêm?