2.
Ngay từ những ngày đầu gặp gỡ anh đã để ý đến Xê-ra-ta-nốp. Đó là khi
họ được chuyển từ trại tù binh ra trại huấn luyện. Tiếng là trại huấn luyện
nhưng bề ngoài nó cũng chẳng khác gì trại tập trung, cũng những dãy hàng
rào dây thép gao dày đặc, chòi canh lạnh lùng bao quanh các dãy nhà thấp
sát đất, chỉ có khác là trong đó kê hai hàng giường nằm chứ không phải bốn
hàng như trại tập trung. Lúc đầu Mi-cla-sốp nghĩ rằng Xê-ra-ta-nốp là một
con sói đã lột da và luôn tìm cách nịch bợ bọn chỉ huy. Những người lính
“tình nguyện” vào đội quân lê dương này đều được đưa ra khỏi trại tập
trung và dự lớp huấn luyện cấp tốc để trở thành “người lính Đức”. Việc học
tập tiến hành khẩn trương, căng thẳng rất sít sao và được thi hành nghiêm
khắc. Cuối một ngày học tập, dài đằng đẵng như vậy mọi người đều mệt
nhoài, mỏi nhừ, đau nhức từng khớp xương. Những ngày đầu Xê-ra-ta-nốp
được liệt vào loại cốt cán của trại, anh luôn được bọn chỉ huy nêu gương.
Anh ta rất cố gắng học tập, tỏ ra thành thạo những loại vũ khí Đức, bắn giỏi
hơn những người khác, có sức dẻo dai trong các buổi tập hành quân và
trong các buổi rèn luyện thể lực đều làm rất tốt. Về tất cả mọi phương diện,
anh ta đều được bọn chỉ huy hài lòng và tỏ ra là một đối thủ của Mi-cla-
sốp. Nhưng Mi-cla-sốp còn có ưu thế hơn anh ta ở chỗ, anh có người thân
hiện đang phục vụ trong quân đội Đức, dĩ nhiên chức vụ và uy tín khá cao.
Do đó bọn Đức, dĩ nhiên là tin anh hơn mọi người, kể cả Xê-ra-ta-nốp.
Trong thời gian ở trại huấn luyện, anh đã nhận được hai lá thư của Dô-ne-
béc Tô-bôn-xki, hay đúng hơn là của bà cô An-na A-lếc-xê-ép-na. Ông cậu
rể chỉ viết thêm vài dòng ngắn ngủi cuối thư và chỉ cần vậy cũng đủ có sức
nặng trước mặt bọn chỉ huy trại này.
Đầu tháng Năm khi nghe tin về cuộc tấn công của quân Nga ở Khác-cốp,
Xê-ra-ta-nốp đã được bọn chỉ huy biểu dương về “tinh thần tích cực học
tập”. Nhưng Mi-cla-sốp để ý thấy anh ta cố giấu nỗi vui sướng của mình và
anh hiểu rằng, chàng trai này có một cái gì đó khác hơn là anh tưởng.