nói: "Tiểu đạo là người sơn dã, vô dụng với đời, cũng không biết việc luyện
đơn của thần tiên, lí hô hấp dưỡng sinh, nên không có thuật gì có thể
truyền. Giả như là có thể bay lên trời giữa ban ngày, thì đối với đời lại có
ích gì? Nay chúa thượng dung nhan tú dị, có nghi biểu của người trời, hiểu
sâu kim cổ, giỏi việc trị loạn, thật là hữu đạo nhân thánh chi chúa vậy. Vậy
nên phải vua tôi hiệp tâm đồng đức, lập nên thời kỳ thịnh trị hưng hóa,
siêng năng tu luyện cũng không ngoài cách ấy". Kỳ khâm phục lời đó hết
mực. Ngày thứ đúng lời của Trần Đoàn tâu rõ với vua Thái Tôn hạ chiếu
phong làm Hy Di tiên sinh, đích thân viết bốn chữ "Hoa sơn thạch thất" để
tặng, rồi tiễn về Hoa sơn. Đoàn sụp lạy thụ mệnh, ngay hôm đó từ biệt vua
mà ra, tự về Hoa sơn. Chuyện không có gì đáng nói.
Đây nói đến Thái Tôn do biên cảnh yên bình, nên cùng thần dân hưởng sự
thịnh trị của thái bình, do đó hạ chiếu ban cho bá tánh ở kinh sư được uống
rượu ba ngày. Chiếu viết rằng:
Nay nhà vua ban ân cho phép tụ hội uống rượu, cùng vui với mọi người, để
biểu việc thăng bình chi thịnh vậy, khế ức thiệu chi khoan tâm. Các triều
trước đến nay, việc này đã lâu vì gặp khi nhiều việc, nên không làm theo lệ
cũ. Nay bốn biển yên bình, trăm dân khang thái, việc tế trời vào mùa Đông
đã xong. Khánh trạch quân hành, nên thích hợp cho mọi người nghỉ ngơi
để cùng vui, có thể tụ hội uống rượu ba ngày.
Chiếu chỉ hạ xuống, sĩ dân ở kinh sư ai cũng vui mừng. Tới ngày đó, Thái
Tôn đích thân cùng ngồi quần thần lên lầu Đan Phượng, cùng xem sự vui
vẻ của sĩ dân. Từ trước lầu đến Chu Tước Môn, bày âm nhạc, làm sơn xa,
sân khấu qua lại. Từ Ngự uyển tới các huyện ở Khai Phong cũng như các
quán, dàn nhạc bày ở trên đường. Âm nhạc cùng tấu, người xem đầy thành,
phú quý không gì so được. Đời sau có thơ kể rằng:
Phong hỏa yên tiêu trấn tiết an,
Quân thần tác lạc dạ thâm lan.