tục tâu biết. Mong bệ hạ đem chuyện này một hai nói rõ rồi cùng văn võ
thương nghị, đừng để mất cơ hội này vậy.
Tiêu hậu được thư vô cùng mừng rỡ, liền triệu văn võ vào thuật lại. Tiêu
Thiên Tả tâu rằng: "Thư của Vương Khâm đã nói rất rõ ràng, mong bệ hạ
sớm định cách phạt Tống, để đồ đất Trung Nguyên vậy”. Hậu theo lời tâu,
chợt một người tâu rằng: "Hành động lần này của bệ hạ tuy đúng, chỉ là
khó mà chắc thắng”. Chúng nhìn xem, thì ra là đại tướng quân Sư Cái. Hậu
hỏi rằng: "Cô muốn cử binh phạt Tống, khanh vì sao thấy rằng khó thắng?"
Sư Cái nói: "Dương gia tuy mất, nhưng Trung Quốc với sự thịnh vượng khi
thống nhất, những biên soái nắm trọng binh không dưới vài chục vạn, nếu
khinh suất đưa quân vào sâu nơi đất giặc, thì chưa thể thắng ngay được, nên
nay phải dùng mẹo để dụ, khiến quân Tống đầu đuôi không cứu ứng được
cho nhau, thì Trung Nguyên trở tay là lấy được vậy". Tiêu Hậu nói: "Xin
được nghe diệu kế của khanh". Sư Cái nói: "Đồng đài ở đất Ngụy, là nơi có
lăng tẩm của vua Tấn, gần đây nhung binh bỏ bê, võ bị cũng không tu
chỉnh. Bệ hạ có thể sai người đến chính sửa, trang trí Viên Lâm, đào ngọc
trì, trồng nhiều loại danh quả kỳ hoa, trá xưng là trời giáng điềm lành, nước
hồ thành rượu ngon, trong lá cây chứa quỳnh tương, lấy các chuyện lạ lùng
này, đồn vào Trung Quốc, lại sai người lệnh Vương Khâm ở trong đó dụ
gạt, dẫn vua tôi tới nơi này ngoạn cảnh, sau đó ta ra quân vây nhốt lại. Bệ
hạ thân suất tinh binh, thừa cơ tiến đánh kinh thành, trong nước không có
chúa, ai dám đến mà tranh phong, lúc ấy thì lấy thiên hạ của nhà Tống đâu
có gì là khó!"
Tiêu hậu nghe xong vui mừng, liền phát mật thư vào Biện Kinh nói cho
Vương Khâm biết trước. Rồi sai những người tài giỏi, đi đến Đồng Đài tu
sửa lăng tẩm, một mặt hạ lệnh Tiêu Thiên Tả chỉnh điểm quân mã mà đợi.
Chưa đầy một tháng, tin tức truyền vào Biện Kinh. Cận thần tâu rằng: "Nơi
đất Ngụy trời giáng điềm lành, nước hồ thành rượu ngon, trong lá đựng
quỳnh tương, dân ở xung quanh đều đi đến đó để sống" Chơn Tông nghe
tâu, hỏi quần thần rằng: "Ngụy phủ là đất nơi hẻo lánh, lại có chuyện lạ