Đến thế kỷ 18, các thuộc địa miền nhiệt đới ở Châu Phi, Châu Á,
châu Mỹ nhận lệnh trồng cà phê. Rồi giá cà phê hạ xuống để trở thành
thức uống bình dân cho mọi giai cấp và hiện là thức uống được toàn
cầu ưa chuộng. Đây là thứ nông sản trọng yếu.
Hằng triệu mẫu đất phì nhiêu được đắc dụng, và nền kinh tế của
các nước thuộc thế giới thứ ba hoàn toàn bị nó khống chế. Một phần
trăm mậu dịch quốc tế thuộc cà phê.
Bước vào một quán cà phê nổi tiếng dành cho khách sành điệu ta
nhận thấy ngay một khung cảnh đặc biệt: yên tĩnh, ánh đèn lờ mờ,
mùi104 thơm ngào ngạt, nhạc của Jean Sebastian Bach văng vẳng từ
cuối phòng - cảnh trí thật tôn nghiêm. Đó là một thánh đường nho nhỏ,
có dáng dấp kiều diễm nhưng thông thoáng. Các khách thân quen khẽ
hớp một ngụm cà phê với phong cách sùng mộ rồi ngẩn đầu lên tờ báo
hay sách thơ dày cộm của một thi hào Liên Sô. Ngay cảnh trí sinh hoạt
của người Mỹ, một bình lọc cà phê cũng là nghi thức cần thiết cho buổi
sáng.
Tại sao quần chúng quí mến nó: nó có gì huyền diệu? Câu hỏi thật
ra không có gì gút mắc. Dù hào nhoáng và hương vị có cám dỗ đến
đâu, nhất quyết cà phê không phải là món ăn hay thức uống có giá trị
dinh dưỡng hay giải khát. Trái lại nó làm cho thêm khát nước và làm
mất đi vài chất dinh dưỡng của cơ thể. Đích thực nó là vị thuốc mê, một
chất kích thích thể xác và tinh thần. Tuy cà phê được dùng hợp pháp, rẻ
tiền, xã hội ái mộ, nhưng nó là món thuốc gây nghiện ngập.
Dược chất đáng ngại nhất trong cà phê là cafein (trimethyl
dioxypurin), tinh thể màu trắng có kiềm tính. Các chất kích thích khác
là: trigonellin (thành phần chủ yếu trong chất nicotine), các chất dầu có
hương thơm và vài loại axit. Cà phê tác hại não tùy (medulla oblongata)
cho nên nó dấy động cả hệ thống thần kinh: nhịp thở nhanh hơn, mạch
máu nhảy mau hơn, áp suất máu gia tăng. Gan tiết chất Glycogen dự
trữ, tăng mức đường trong máu lên, tạm thời gây cảm giác hưng phấn,
và triệt tiêu sự thèm ăn. Thận và bọng đái bị kích thích nên phải đi tiểu