Onada được khám bệnh toàn diện. Hàm răng còn nguyên vẹn,
không chiếc nào bị hư. Trong rừng làm gì có kem đánh răng, có
Fluoride và chắc chắn là không có đường, một chất phá hại răng khốc
liệt nhất. Những người Hoa Kỳ cùng tuổi với ông mà hay ăn uống các
món có pha đường đều mất hết nửa số răng trời cho. Đến tuổi 55, cứ
hai người Hoa Kỳ thì có một rụng hết răng; nhưng họ lại ngâm hàm
răng giả trong dung dịch có đường.
Tờ New York Times, kỳ phát hành tháng 6 năm 1975 có đăng tải :
44% dân Tô Cách Lan (Scotland) trên 16 tuổi đều mất hết răng, chỉ 2%
mới có được hàm răng bình thường. Bài báo kết luận : Tô Cách Lan tiêu
thụ một lượng đường khá lớn, hằng năm mỗi người dân dùng trung
bình 120 cân Anh đường.
Trong kỳ phát hành tháng 2 và tháng 8 năm 1973, tạp chí Equire có
viết 2 bài báo dài. Một bài nói về phương cách thiết thực làm giảm cân
cho thân thể, bài kia thì nói về chi phí săn sóc răng quá cao, nhưng
không thấy chỗ nào nói về đường, mà đường là nguyên do chính gây
bệnh béo phì và sâu răng,
Sau này có một bài trong đó đường được đề cập đến một lần,
nhưng bị xem là cạc bô hy drat thuần túy. Trong bài nói về sâu răng,
danh từ đường không thấy đâu cả. Tờ Esquire gọi cạc bô hy drat là tác
nhân chính làm hư răng.
Những tay hảo ngọt có thể đánh răng sau mỗi lần ăn uống và đi
khám răng mỗi ngày 3 lần mà vẫn bi khổ ách của đường. Các nha sĩ cấp
tiến đã thấu hiểu điều này, nhưng những bậc tiền bối đã nói rằng thân
thể và hàm răng không phải hai phần khác biệt : răng là thành phần của
cái tổng phần (tức cơ thể). Từ lâu người ta cứ xem hàm răng là cơ phận
bất động (inactive organ) và nghĩ rằng bệnh sâu răng là ở tại cái răng
mà thôi. Nha sĩ bị xem như cùng ngành nghề với thợ cạo, thợ máy,
chuyên viên thẩm mỹ, hay các tay hàn chảo hàn nồi. Nếu nha sĩ nào nói
với bệnh nhân đau răng về vấn đề gì ngoài lỗ sâu răng thì bị xem là
giẫm lên chân y sĩ!