ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 35

CHƯƠNG III

Từ Xưa – Đến Nay

How we get here from there

gày nay hầu hết chúng ta đã nặng tình với đường nên

khó tưởng tượng ra phản ứng của kẻ không ăn đường
chống thói xấu của quần chúng say mê đường.

Trong quyển "Bên kia bờ sông Chind Wind" (Miện

Diện), tác giả B. Fergusson có nói đến một người quá kiệt sức. Khi
được ăn miếng kẹo thì kết quả tức khắc làm kinh ngạc mọi người,
như thấy thiên thần giáng thế vậy. Lưỡi trở nên mềm mại, nhanh
nhẹn, nói năng uyên bác. Đây là chất men làm say hơn cả các loại
rượu và các loại thuốc độc từ xưa đến nay. Vì thế không có gì là lạ
khi các ông lang Á Rập và Do Thái sử dụng đường tinh chế hết sức
thận trọng. Nó làm cho hiệu năng bộ não bị suy giảm và nhận định
sai lệch. Đường làm cho cơ thể uể oải và óc chai lười, gây ảo giác.

Thời nay các nhà nội tuyến học có thể giảng giải rõ ràng trình tự

các thực trạng ấy.

Đứng trên quan điểm hóa học để nhận thức thì sai biệt giữa sinh

và tử rất mong manh như khác biệt giữa nước rửa mặt và nước cất
vậy. Bộ não là cơ quan nhạy cảm nhất. Hầu hết những gì ta đưa vào
miệng đều cho ta cảm giác hưng phấn hay uể oải, an định hay nổi
xung. Cho ta sự minh mẫn hay u mê điên đảo, cảm hứng hay thối
chí, buông xuôi. Sức khỏe lý tưởng của cơ thể (mà bộ não là thành
phần) tùy thuộc vào sự quân bình giữa lượng đường và oxy trong
máu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.