CHƯƠNG IV
Hãy Tin Đường
In Sugar We Trust
ào thời trung cổ, những kẻ loạn trí ít khi bị nhốt.
Nhưng đến khi đường luân lưu từ các tay bào chế
thuốc cho đến các nhà làm bánh kẹo, ở thời văn minh
sáng chói này, thì nhiều nhà thương điên mọc lên.
Cuộc giam cầm rầm rộ các người điên này, như một sứ giả đã phát
biểu, khởi đầu vào thế kỷ 17 sau khi việc tiêu thụ đường ồ ạt ở Anh
bừng rộ suốt 200 năm, và kể từ lúc người ta chỉ bỏ vài nhúm đường
vào thùng bia, thỉnh thoảng thôi, cho đến khi hai triệu cân Anh
đường được sử dụng vào kỹ nghệ này. Vào thời đó, các y sĩ ở Luân
Đôn đã theo dõi và ghi nhận các dấu hiệu trên cơ thể và các triệu
chứng sinh lý do tai họa của đường gây nên.
Trong thời điểm ấy những người tiêu dùng đường không có
triệu chứng rõ rệt trên cơ thể và các y sĩ còn bấn loạn trong việc chẩn
trị, nên các bệnh nhân không còn bị xem là bị bùa mê thuốc lú nữa
mà bị gọi là điên dại, rối loạn cảm xúc. Những thanh niên dưới 25
tuổi mà lười biếng, hoặc mệt mỏi, hoặc dâm đãng, hoặc có cha mẹ
bất hòa đều bị cầm giữ trong bệnh viện tâm thần đầu tiên ở Paris. Kẻ
nào bị cha mẹ than phiền, họ hàng trách móc, thầy tu đầy uy quyền
quở mắng đều bị tóm cổ. Các người vú nuôi, vị thành niên mang
thai, trẻ con đần độn hay hư hỏng, người già cả, kẻ tê bại, bị trúng
phong, gái điếm hay người mất trí lên cơn, kẻ lang thang vô gia cư
đều bị "quét sạch". Nhà thương điên cho săn bắt các tay Thầy Chữa
Miệt Vườn, các kẻ ngoại đạo để thanh lọc xã hội một "cách nhân
đạo", "tân tiến". Y sĩ và tu sĩ lo việc tẩy uế này để lập công với nhà
vua.