Nguyễn Quốc Viên nhờ có mặt trong mọi chuyến đi với Giáo sư Vincent,
nên ghi nhớ đường lên núi Thiên Mã, đã phác họa lại bản đồ với hòn đá
phún xuất và cây gậy trúc.( xem Lá Chúc Thư-đã xuất bản).
Chị Thu Dung nói :
- Điều đó tôi còn nhớ.
- Hội Hoa Phù Dung vì lạc hướng về tập tài liệu của Giáo sư Vincent nên
xoay qua tìm cây gậy trúc và hòn đá phún xuất, do đó ám sát ông Nguyễn
Quốc Viên tại đường Hạnh Phúc Chợ Lớn. Cô và chú Sơn còn nhớ chứ ?
Chị Thu Dung và Sơn gật đầu. Ông Mạc Kính tiếp :
- Nhưng âm mưu của họ bị bộ ba bọn mình phá vỡ hết. Cây gậy trúc và
hòn phún xuất thạch nằm trong két sắt của sở An Ninh Quốc Gia, còn Đông
Hưng thì đã vô tù, chờ ngày ra Côn Đảo đền tội đã ám sát ông Nguyễn
Quốc Viên. Đến đây thì nội vụ tưởng đã xong xuôi nhưng nào ngờ tập tài
liệu của Giáo sư Vincent xuất hiện trở lại sau hơn hai mươi năm vắng bóng.
Chị Thu Dung hỏi :
- Ai đã phát giác ra ?
- Con trai ông Nguyễn Quốc Viên là Nguyễn Quốc Hồng. Thời kỳ 1939,
Hồng mới lên 8 tuổi, được Giáo sư Thomas Vincent rất quí mến, nhận làm
con nuôi nên cho qua Pháp học hành. Có lẽ linh cảm thấy bị rình rập, nên
trong chuyến đi của Hồng năm đó, Giáo sư Thomas Vincent gửi Hồng đem
luôn tập tài liệu ấy về Pháp, trao cho bà Vincent cất giữ. Còn nhỏ Hồng
chưa biết giá trị của tập tài liệu, nên làm đúng theo lời dặn.
Năm 1942, Giáo sư Vincent bị ám sát bí mật ở Hà Nội, bà Vincent giữ
luôn tập di cảo này coi như một kỷ niệm quí báu đối với người chồng quá
cố. Rồi chiến tranh lan rộng ở Pháp, bà Vincent bị thương nặng trong một
trận oanh tạc của Đức ở vùng Florence. Trước khi chết bà trao cho Hồng
tập tài liệu này.
Chiến tranh chấm dứt, Hồng tiếp tục học lên và đậu kỹ sư Hoá Học của
trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp Ba Lê. Do một sự tình cờ, lại sẵn kiến
thức chuyên môn, một hôm Hồng khám phá ra nội dung thực sự của tập tài