ĐƯỜNG LÊN NÚI THIÊN MÃ - Trang 27

lặng ra xe. Trên suốt quãng đường về, chị vẫn giữ cái vẻ yên lặng, trầm
buồn ấy.

Lúc chia tay với Sơn, chị hẹn gặp lại nó vào ngày mai ở tòa báo Ánh

Sáng, rồi chị quay xe trở về. Trong đầu óc của chị không ngớt vấn vương
bài thơ kỳ cục trong bao thư lượm được. Chị tự nhủ phải áp dụng phương
pháp làm việc khoa học hơn mới có thể hy vọng soi sáng được vào những
dòng chữ mù mờ khó hiểu. Sau khi ngâm mình thật lâu trong nước lạnh cho
tâm hồn thật sảng khoái, chị lại tiếp tục vào bàn làm việc. Lần này chị ghi
trên một mảnh giấy những chữ được dùng trong bài thơ mà chị cho là mang
vẻ ngây ngô một cách cố ý. Chị khởi đầu bằng ngay câu thơ thứ nhất :

- Bài từ thói xấu tật hư
Theo sự suy xét của chị, hai chữ “bài từ” nghe thật chướng. Nhưng giả

sử hoán vị (đổi chỗ) hai phụ âm đứng đầu thì được chữ TÀI, có thể là một
lời lẽ bí ẩn ở trong thư. Vậy chị tạm coi là phải khởi đầu bằng nguyên tắc
thứ nhất :

- “Cứ hai chữ một, nếu đem lấy phụ âm đứng đầu của chữ sau thế chỗ

cho phụ âm của chữ đứng trước sẽ thu được một chữ có nghĩa” (Như BÀI
TỪ thì trở thành chữ TÀI).

Nhưng chị vấp ngay phải cái khó khăn ở mấy chữ kế tiếp : như Thói xấu

thành Xói, Tật hư thành Hật, hai chữ không có ý nghĩa ăn nhập gì cả. Sau
một hồi lâu suy nghĩ, chị lại ra nguyên tắc thứ hai là :

“Mỗi câu thơ dù lục hay bát thì chỉ mang một chữ có nghĩa mà thôi”

(như câu lục thứ nhất thì chấp nhận chữ TÀI) – Qua đến câu kế tiếp “mới
hay còn lắm công tu triệu lầm” nếu áp dụng cách chấp nối phụ âm ở trên,
thì 8 chữ sẽ cho chị 4 tiếng sau này : Hới (mới hay) lòn (còn lắm) tông
(công tu) liệu (triệu lầm). Chị vụt khám phá ra rằng tiếng sau cùng rất phù
hợp với tiếng Tài ở trên thành ra hai chữ “tài liệu”.

Chị reo lên mừng rỡ như một đứa trẻ thơ hồn nhiên được mẹ cho quà và

chị nêu ngay được nguyên tắc thứ ba, là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.