Thúc Tôn thắng quân địch, lấy tên địch đặt tên con
. Việc mừng lớn nhỏ
có khác nhau nhưng cái ý tỏ rằng không quên thì là một.
Tôi đến Phù Phong
năm trước thì năm sau
cất cái đình ở phía bắc công đường, đào ao ở phía nam, dẫn nước trồng cây,
làm nơi yên nghỉ. Mùa xuân năm ấy, mưa lúa mì ở phía nam núi Kì
Sơn
, người ta đoán là điềm được mùa. Về sau trọn một tháng không
mưa, dân bắt đầu lo. Tới tháng ba, ngày Ất mão mới mưa, ngày Giáp tí lại
mưa
, dân cho rằng chưa đủ; ngày Đinh mão
tạnh. Quan lại cùng nhau ăn mừng ở đình
, thương gia cùng nhau ca hát
ở chợ, nông phu cùng nhau vui vẻ ở đồng. Người lo nhờ đó mà mừng,
người đau nhờ đó mà bớt và đình của tôi may cũng vừa cất xong.
Lúc ấy tôi bày tiệc rượu ở đình, họp khách mà nói rằng:
- Năm ngày không mưa có sao không?
Khách đáp:
- Năm ngày không mưa thì không có lúa mì.
- Mười ngày không mưa có sao không?
- Mười ngày không mưa thì không có lúa nếp.
- Không có lúa mì, không có lúa nếp, một năm liên tiếp đói, việc tụng
ngục thêm nhiều mà đạo tặc thêm nhộn, thì tôi với mấy ông muốn an nhàn
vui vẻ ở đình này được chăng? Nay Trời không bỏ dân miền này, mới nắng
hạn đã giáng cho mưa, để cho tôi và mấy ông được an nhàn vui vẻ ở đình
này, đó là nhờ mưa thưởng cho cả, thế thì làm sao mà có thể quên được?
Đã đặt tên cho đình rồi lại tiếp theo ca rằng:
“Trời mà mưa châu,
Kẻ lạnh làm áo được đâu!
Trời mà mưa ngọc,
Kẻ đói làm sao có thóc?
Một trận ba ngày,
Là nhờ sức ai?
Dân bảo: “Là nhờ Thái thú”.