hoang hoặc bại loạn như tửu giả, do bất năng vi hại, nhi huống ư hạc hồ?
Do thử quan chi, kì vi lạc vị khả dĩ đồng nhật nhi ngữ dã”.
Sơn nhân hân nhiên vi tiếu viết: “Hữu thị tai?” Nãi tác Phóng hạc, Chiêu
hạc chi ca viết:
“Hạc phi khứ hề, tây sơn chi khuyết. Cao tường nhi hạ lãm hề, trạch sở
thích. Phiên nhiên liễm dực, uyển tương tập hề; hốt hà sở kiến, kiểu nhiên
phi phục kích. Ðộc chung nhật ư giản cốc chi gian hề, trác thương đài nhi lí
bạch thạch”.
“Hạc qui lai hề, đông sơn chi âm. Kì hạ hữu nhân hề, hoàng quán thảo lí,
cát y nhi cổ cầm. Cung canh nhi thực hề, kì như dĩ bão nhữ. Qui lai qui lai
hề, tây sơn bất khả dĩ cửu lưu”.
DỊCH NGHĨA
BÀI KÍ: ĐÌNH PHÓNG HẠC
Niên hiệu Hi Ninh năm thứ mười
, mùa thu ở Bành Thành
, nước
lớn, dâng lên tới nửa cánh cửa căn nhà lá của ông Trương, biệt hiệu là Vân
Long sơn nhân
. Mùa xuân năm sau, nước rút, ông dời nhà phía đông
nhà cũ, tại chân núi phía đông. Lên cao mà nhìn, thấy có cảnh lạ, bèn xây
đình ở trên
. Núi Bành Thành, sườn đỉnh bốn bề bao lại, kín đáo như cái
vòng lớn, chỉ khuyết một mặt phía tây, mà cái đình của sơn nhân lấp ngay
chỗ khuyết đó.
Cuối xuân sang hạ, cỏ cây xanh tận chân trời, mà tới thu đông, ngàn
dặm tuyết trăng một sắc. Trong lúc gió mưa, hoặc tối hoặc sáng cúi ngửa
nhìn xa, biến hóa trăm vẻ.
Sơn nhân có hai con hạc rất thuần mà bay giỏi. Sáng thì hướng chỗ
khuyết của núi phía tây mà thả hạc, hạc tung bay tự do, hoặc đậu nơi chân
núi, hoặc lượn trên mây cao; tối thì hướng về phía đông mà về. Vì vậy gọi
đình đó là đình Phóng hạc.
Thái thú là Tô Thức thường cùng với khách khứa, liêu thuộc và các
người giúp việc, lại thăm sơn nhân, uống rượu ở đình mà vui với cảnh.
Chuốc rượu sơn nhân mà bảo: “Ông biết cái vui ẩn cư không? Tuy vua chúa