trên ngôi
cũng không đổi được cái vui đó. Kinh Dịch nói: “Hạc kêu
trong sâu
, hạc con họa theo”. Kinh Thi nói: “Hạc kêu ở đầm sâu, tiếng
vọng tới trời cao”
. Loài đó thanh cao nhàn phóng, siêu nhiên thoát trần,
cho nên Kinh Dịch và Kinh Thi đều ví nó với bậc hiền nhân quân tử và kẻ
sĩ ẩn dật. Ðùa cợt
ngắm nó thì có lẽ hữu ích mà vô hại; vậy mà Vệ Ý
Công thích hạc đến mất nước
. Ông Chu Công viết thiên Tửu Cáo
,
ông Vệ Vũ Công viết thiên Ức giới
, cho rằng làm hoang tàng, mê hoặc,
bại loạn thì không gì bằng rượu; vậy bọn Lưu Linh, Nguyễn Tịch lại nhờ
rượu bảo toàn thiên chân, lưu danh hậu thế
. Than ôi! Vua chúa trên
ngôi, thì dù thanh cao nhàn phóng như hạc kia, cũng không được thích vì
thích nó thì mất nước; mà bọn ẩn sĩ ở sơn lâm, thì dù hoang tàng, mê hoặc,
bại loạn như rượu kia cũng không làm hại mình được, huống chi là hạc. Do
đó mà xét thì vui cũng có ba bảy đường, không nhất loạt coi như nhau
được”.
Sơn nhân vui vẻ cười rằng: “Vậy ư?” Rồi làm một bài “Thả hạc” và một
bài “Gọi hạc” mà ca rằng:
“Hạc bay đi (hề), tới chỗ khuyết ở núi tây,
Lượn trên mà nhìn xuống (hề) lựa chỗ thích ý.
Vội khép cánh, như muốn đậu (hề)
Bỗng thấy gì, lại đập cánh bay cao.
Suốt ngày một mình ở chốn hang, ngòi (hề),
Mổ rêu xanh mà giẫm lên đá trắng”.
“Hạc về đi (hề) ở phía bắc núi đông,
Ở dưới có người (hề), mũ vàng, dép cỏ, bận áo mỏng mà gẩy đờn,
Cày lấy ruộng mà ăn (hề) có dư thì nuôi hạc,
Về đi, về đi (hề), núi tây chẳng nên ở lâu”.
NHẬN ĐỊNH
Hai câu tả cảnh chung quanh Phóng hạc đình giản dị mà đẹp.
Ý chính trong bài: Phải có tâm hồn cao thượng rồi mới không luỵ về vật,
tác giả đã khéo diễn ra một cách mạnh mẽ trong câu: “Ta phù, nam diện chi