Đổng gắng lên đi! Người không gặp thời như thầy, ai ngưỡng mộ nhân
nghĩa cũng đều mến tiếc, huống hồ là những bậc sĩ ở Yên, Triệu, bẩm tính
trời vốn vậy!
Nhưng tôi thường nghe giáo hoá thay đổi được phong tục, thế thì làm sao
tôi biết được Yên, Triệu ngày nay chẳng khác với Yên, Triệu theo lời ngày
xưa? Tạm lấy cuộc hành trình này của thầy để thử xem. Thầy Đổng gắng
lên đi!
Tôi nhân đó có chỗ cảm xúc. Nhờ thầy vì tôi mà lại điếu mộ Vọng Chư
Quân
; rồi lại chợ Yên xem còn có hạng người mổ chó
không? Xin thay tôi mà thưa với họ rằng: “Có Thiên tử sáng suốt ở trên, có
thể ra làm quan được đấy”.
NHẬN ĐỊNH
Cổ Văn Bình Chú chép lời phê bình của Quá Thương Hầu (không biết
người đời nào), đại ý như sau:
“Khuyên nên đi rồi lại tựa như khuyên bất tất phải đi. Bảo đi là hợp rồi
lại tựa như ngại rằng bất tất đã hợp”. Ý trong bài một nửa là mến tiếc Thiệu
Nam, một nửa là bất mãn về các phiên trấn. Dùng ý “giáo hoá thay đổi
được phong tục” để chuyển từ trên xuống dưới, mà dùng hai chữ cổ, kim hô
ứng nhau. Ý thực hàm súc mà lời thật kì diệu.