ĐƯỜNG, TỐNG BÁT ĐẠI GIA - Trang 85

cảnh đẹp ít người ngắm tới, nếu không chép lại việc đó, khiến dấu tốt bị che
lấp mà xấu hổ cho rừng, khe, vì vậy mà ghi lại.

NHẬN ĐỊNH

Lối “đình kí” (lối văn ghi chép những ngôi nhà nghĩ mát) này mà Liễu

Tôn Nguyên tạo ra và các văn sĩ đời Tống (như Âu Dương Tu và Tam

[176]

) bắt chước, là một lối tuỳ bút đặc biệt của Trung Quốc, được cổ

nhân rất thích. Nó như một bài thơ bằng văn xuôi, vừa tự sự, vừa tả cảnh, tả
tình lại có chút ý vị triết lí.

Tự sự trong bài này đủ mà gọn, theo thứ tự tự nhiên: ghi việc cất cái

đình, rồi tả cảnh chung quanh, giới thiệu người dựng nên đình, chép cuộc
du ngoạn trên núi và sau cùng trình bày lí do viết bài kí.

Tác giả có tài tả cảnh: dĩ bạch vân vi phiên li, bích sơn vi bình phong; –

vĩ bàn hoang tưu, thủ chú đại khê; chư sơn lai triều, thế nhược tinh củng…
lời bóng bảy mà như vẽ, hơi có giọng Lục Triều mà vẫn tự nhiên.

Hay nhất là những câu vừa tả tình vừa tả cảnh: thủ huy ti đồng, mục tống

hoàn vân, Tây sơn sảng khí, tại ngã khâm tụ, dĩ cực vạn loại, lãm bất doanh
chưởng
; ta đọc tới, tâm hồn cũng thấy phơi phới, nhẹ nhàng như đứng trên
đỉnh núi.

Đoạn kết ý mới mẻ, tình tứ, tỏ rằng ông yêu cảnh biết bao, viết bài này vì

cảnh, chứ không vì người.

Các văn sĩ đời sau không ai hơn ông về thể văn này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.