DƯƠNG TỪ HÀ MẬU - Trang 5

Lục Vân Tiên ra đời buổi nước nhà còn yên ổn, cho nên ý văn không thấy
cảm về thời thế, chỉ thấy xót về thân thế.
Với Dương Từ- hà Mậu cuộc biển dâu đà chan- nhãn, song le Đồ Chiểu
còn tràn trề hy vọng cứu thời, cho nên lời văn hăng hái chiến đấu.
Đến Ngư Tiều Vấn Đáp Y thuật thời sự đã dĩ nhiên, không làm sao được
nữa - Đồ Chiểu đành trông nơi y thuật cứu dân đỡ khổ tật bệnh mà thôi.
Nơi truyện này, văn thoát tục và thoát trần ( manh nha từ truyện Lục Vân
Tiên ) đã hoàn toàn bộc lộ.
Ấy, ba truyện, ba vẻ, nhưng chỉ một mạch, một dòng. Duy cái dòng ấy cũng
như dòng sông mãnh liệt trên nguồn, càng lần xuống càng dịu, cho đến khi
tới đồng bằng, thời lờ đờ, rồi xuôi ra biển cả mà mất luôn dưới những đợt
sóng đùng đùng bất tuyệt từ xa rượt đuổi nhau cuồn cuộn nhau lướt vào.
Ngư,Tiều, ở Lục Vân Tiên, ở Dương Từ- Hà Mậu còn sinh nhai với tay
lưới ngọn rìu. Ngư Tiều trong Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật đã rủ nhau giẹp
nghề mà sắm lấy dao cầu.
Ông Quán trong Lục vân Tiên còn thương còn ghét. Lão Nhan Tứ Thất
trong. Dương Từ- Hà Mậu còn chỉ đục ngục thiên đàng. Kỳ Nhân Sư trong
Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật thời hết tưởng đến việc đời "xông hai con mắt
bỏ liều cho đui" để giữ lấy lòng đạo mà thôi.
Nỗi lòng Đồ Chiểu ai người hiểu chăng?
Nỗi lòng ấy, đừng tìm riêng trong truyên Lục Vân Tiên, mà phải tìm khắp
tác phẩm Đồ Chiểu.
Văn chương Đồ Chiểu cũng không trổ hết trong Lục Vân Tiên.
"Thi ngôn chí"
Đồ Chiểu không làm văn để làm văn. Trong Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật cụ
nói : "Ở đây nào phải trường thi,
"Ra đề hạn vận một khi buộc ràng ?
"Trượng phu có chí ngang tàng."
Đại để Đồ Chiểu có văn là có ý, có chí, không cầu chải chuốt giồi mài cho
đẹp, vì đẹp.
Tuy nhiên, hãy đọc Dương Từ- Hà Mậu, cũng thấy lắm câu hay. Như hỏi
tuổi người gái sang trọng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.