"Chưa hay hai gái hoa tươi,
"Đứng trong đào liễu đua cười mấy xuân ?"
Tả cảnh vang bóng thái bình, thời :
"Ven gành một nhắm hắt hiu,
"Tiếng ngư trong núi, bóng tiều ngoài khơi !"
Còn sánh với câu Chinh phụ ngâm:
"sầu ôm nặng hãy chồng làm gối,
"Muộn ôm dày hãy thổi làm cơm."
Câu văn của Đồ Chiểu rút gọn mà không kém bề hay :
"Xiết bao gió chớp mưa luồn,
"Chất sầu làm gối, nấu buồn làm cơm !"
Về chuyện thiên đàng địa ngục trong truyện Dương Từ- Hà Mậu hoặc có
người cười dị đoan. Nhưng đấy chẳng qua là tư tưởng chung của người
mình ở thời xưa mà nay cũng chưa quên hẳn.
Vả xem Tây phương thi sĩ cũng cho vào tưởng tượng chuyện địa ngục thiên
đàng, để tượng trưng ý tứ. Như Divine Comédie của Dante, Faust của
Goethe.
Gần đây ở ta, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu có thơ hầu trời trong "Khối tình
con", rồi lại trong "Giấc mộng con thứ hai" còn lên trời gặp bao nhiêu là
danh nhân ở hạ giới.
Về truyện Dương Từ - Hà Mậu ông giáo Nguyễn văn Nghĩa có viết trong
báo Việt Nam, xuất bản ở Sài gòn, ngày 14 Novembre 1936 : "Khi cụ Đồ
Chiểu mù, ở lại Tân-thuận-đông, tổng Dương-hòa-hạ trong hai ba năm, nơi
nhà ông bạn, ông nhiêu Lê Quang Thịnh ( tên này là tên ở trong làng : khi
đi thi người ta không kêu là Lê Quang Thịnh, mà kêu là Nhiêu Cơ ); ở đấy